Những sai lầm nguy hiểm trong việc bếp núc dễ dẫn đến ung thư

Đôi khi có những sai lầm trong việc bếp núc nếu cứ tiếp diễn dễ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Đó chính là những sai lầm trong việc vệ sinh dụng cụ nhà bếp, nấu nướng mà các bà nội trợ thường mắc phải. Bạn hãy đọc những sai lầm dưới đây để tránh không còn mắc phải nữa nhé.
BLOG HAY: Sức Khỏe Phổ Thông
Nhiều người có thói quen khi xào nấu thường cho dầu ăn vào chảo, đợi đến khi dầu ăn sôi tới bốc khói rồi mới cho thực phẩm vào xào.
Lúc này nhiệt độ dầu thường ở trên mức 200 độ C, dễ sản sinh ra chất gây ung thư và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Trong điều kiện như vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ sẽ bị phá hủy.
Ngoài ra, ở nhiệt độ dầu ăn như vậy, các vitamin có trong dầu ăn không những bị phá hủy, mà các axit béo cần thiết cho cơ thể cũng bị phá hủy bới quá trình oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu ăn.
Khi đun nấu, nên kiểm soát nhiệt độ trong khoảng từ 150 độ C – 180 độ C, cách đơn giản nhất là nhúng đũa tre vào dầu ăn, khi thấy các bong bóng nhỏ xuất hiện quanh đũa ăn, tức là nhiệt độ dầu đã đủ nóng, có thể xào thực phẩm.
Đun cho đến khi dầu bốc khói mới cho thức ăn vào rất dễ gây ung thư
2. Dùng dầu ăn đã qua chế biến để nấu tiếp
Nhiều người tiếc không đổ dầu đã qua chế biến đi mà tiếp tục dùng để chiên, xào các thực phẩm khác. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng bởi dầu khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra axit béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid, nếu tiếp tục chịu nhiệt độ cao lần nữa sẽ sinh ra chất gây ung thư. Vì thế, tốt nhất nên bỏ dầu đã qua chế biến đi để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.
Bạn nên dùng dầu ăn chỉ sử dụng một lần
3. Hay sử dụng hình thức nướng thức ăn
Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm trong quá trình nướng tạo ra nhiều lớp khói, sau khi nướng lên có chứa nhiều chất gây ung thư. Khói được tạo ra trong quá trình nướng sẽ hút vào thức ăn tạo ra các hydrocacbon có thể gây ra bệnh ung thư.
Khi thịt bị đốt cháy ở nhiệt độ cao dẫn đến bị cháy, có thể sản xuất ra chất gây ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Dùng ngọn lửa to, hoặc nướng bằng lửa sẽ làm cho thịt cá thị hút khói, kể cả thịt gà, sẽ càng tạo ra nhiều các chất độc hại hơn nữa. Nếu duy trì thói quen cách chế biến thức ăn như vậy có khả năng gây ung thư thực quản.
Bạn hãy hạn chế sử dụng hình thức nướng thức ăn
4. Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại
Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, rồi lại hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư.
Đặc biệt là việc nấu các món canh kéo dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ, đun đi đun lại, không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên ở mức cao hơn. Lâu dần như vậy tạo thành thói quen chế biến, sẽ khiến sức khỏe giảm sút, dễ sinh bệnh ung thư.
5. Đun nóng hộp nhựa
Đây là một trong những cách nấu ăn sai lầm bạn cần tránh ngay. Tuyệt đối không được sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy hại sức khỏe cho con người. Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách nấu ăn, chế biến thực phẩm không lành mạnh cần từ bỏ. Tốt nhất chỉ nên quay đồ ăn bằng những hộp nhựa có chỉ định dùng được lò vi sóng.
Để thức ăn nóng vào hộp nhựa rất dễ gây ung thư
6. Dùng quá nhiều nước rửa bát
Với những những loại bát đĩa bẩn hoặc dính quá nhiều dầu mỡ, các chị em thường lấy lượng nước rửa bát thật nhiều để rửa cho sạch. Đúng là bát đĩa sẽ sạch vết bẩn hơn nhưng lượng hoá chất sót lại thì vẫn còn và rất khó để loại bỏ hết. Vì thế nếu dùng nhiều nước rửa bát, bạn cần chú ý tráng bát thật kĩ lượng với nước sạch hoặc tốt hơn hết là nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa nhé. Đây được coi là sai lầm khi rửa bát khá phổ biến ở nhiều gia đình nên các chị em cần chú ý nhé. 
Với những chiếc bát hoặc đĩa bị sứt mẻ, bạn không nên đưa hóa chất vào để tẩy rửa bởi trên bề mặt không được bằng phẳng, dung dịch hóa chất rất dễ bám lại trên đó và khiến chúng ta khó lòng mà rửa sạch triệt để. Cách tốt nhất với những bề mặt như thế này, hãy sử dụng nước nóng để tẩy rửa nhé các chị em. Vừa đảm bảo sạch dầu mỡ lại vừa không lo dính hóa chất, rất tiện lợi phải không nào?
Bạn không nên sử dụng quá nhiều nước rửa chén
7. Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa
Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh, kể cả bệnh ung thư.
Vì thế lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.
8. Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén
Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...
BLOG HAY: Sức Khỏe Phổ Thông

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU