Những lỗi hồ sơ ứng viên không để ý khiến bạn gặp bất lợi trước nhà tuyển dụng

Bạn đã gửi hồ sơ ứng viên cho nhiều nơi nhưng mãi vẫn không thấy nơi nào gọi điện, gửi email mời bạn đến phỏng vấn? Có thể bạn đã phạm sai lầm nào đó khi viết hồ sơ ứng viên. Gợi ý những lỗi hồ sơ ứng viên khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn kiểm tra lại hồ sơ ứng viên và chỉnh sửa phù hợp nhất, thu hút nhà tuyển dụng. Các bạn chú ý tham khảo bài viết này nhé.


1. Sử dụng email ứng viên không lịch sự nghiêm túc
Cái tên mail cũng chính là “bộ mặt” của bạn mà nhà tuyển dụng tiếp xúc đầu tiên. Nó sẽ quyết định nhà tuyển dụng có thiện cảm để xem hồ sơ ứng viên của bạn hay không.
Những mail dạng đầy đủ họ tên thật hoặc tương tự như thế sẽ tạo cảm giác nghiêm túc, đứng đắn. VD:dothuhang@…
Những mail giống như nick chat sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không nghiêm túc, thiếu lịch sự và sẽ loại bạn ngay từ “vòng gửi xe”. VD:yeutraidep@…
Cần lưu ý, ngay cả mail của bạn sử dụng tên đẹp, nhưng bên trong chứa đựng những thông tin không chuẩn mực như lanxingai@, dunganhhung@…cũng khiến “cánh cửa công việc bị đóng lại”. Chính bởi vậy, bạn nên có mail riêng cho công việc.


2. Tiêu đề email xin việc không phù hợp
Bạn không viết tiêu đề, hay gửi mail với tiêu đề không rõ ràng là điều tối kỵ. Hàng ngày nhà tuyển dụng nhận hàng trăm bộ hồ sơ xin việc khác nhau. Do đó, những mail hồ sơ ứng viên không rõ ràng sẽ không được ưu tiên mở ra xem trước.
Việc đặt tiêu đề mới lạ cũng không hẳn là sự lựa chọn tốt để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. Bởi điều đó có thể khiến họ cảm thấy bạn không nghiêm túc trong xin việc. Chẳng hạn bạn viết tiêu đề “LOA LOA LOA! TÔI LÀ ỨNG VIÊN TÀI NĂNG”, nhà tuyển dụng sẽ không cần suy nghĩ mà loại bạn ngay.
Cách tốt nhất để gửi hồ sơ xin việc qua mail, bạn nên viết tiêu đề “ĐƠN XIN ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ…”

3. Gửi tập tin đính kèm bị thiếu, không mở được, bị lỗi phông chữ
Bạn sẽ nghĩ như thế nào nếu bạn là tuyển dụng, bạn mở mail xin ứng tuyển nhưng lại không thấy file đính kèm những thông tin bạn cần. Hoặc là file đính kèm có nhưng máy bạn không thể mở được file đó vì file cài mật khẩu, file không tương thích với máy. Thậm chí là bạn mở được file ra nhưng không thể đọc nổi vì có quá nhiều file nhỏ trong đó hay văn bản bạn đánh bị lỗi phông chữ khiến nhà tuyển dụng không thể đọc thông tin trong đó.
Lời khuyên dành cho bạn là bạn nên kiểm tra kỹ mail trước khi gửi đi. File đính kèm nên chọn những dạng phổ biến, thân thiện với đa số dòng máy tính như PDF, doc…

4. Hồ sơ ứng viên thiếu yếu tố mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm
Đối với những ngành nghề yêu cầu ngoại ngữ, tại sao bạn không gửi CV bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Hay khi ứng tuyển vào vị trí về nghệ thuật, ngoài những trang word mô tả thành tích, tại sao bạn không đính kèm sản phẩm bạn đã từng làm…
Nếu chỉ gửi CV chung chung với form thông dụng nhất là chưa đủ để bạn gây chú ý đối với nhà tuyển dụng.

5. Không liệt kê thông tin liên hệ trong email
Bạn cho rằng thông tin liên hệ đã được đính kèm trong file nên không nêu chúng trong email. Đây là sai lầm nghiêm trọng. Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không phải ứng viên tiềm năng, bạn không thuộc tuýp người cẩn thận trong công việc. Hơn nữa, khi nhà tuyển dụng muốn liên hệ với bạn, họ không thể cứ phải mở file để tìm thông tin, sự rắc rối khiến nhà tuyển dụng hướng đến những ứng viên khác.
6. Chữ ký trong email không phù hợp
Dưới sự phát triển của công nghệ thông tin, có rất nhiều thông tin cá nhân được đưa lên mạng xã hội, trang thông tin, email… Những thông tin này nếu mang ý nghĩa tiêu cực, quan niệm sống không phù hợp… sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người khó có thể hoàn thành tốt công việc và bạn sẽ bị loại.
Trong phần chữ ký email, bạn nên đưa vào những thông tin liên hệ cần thiết, nhưng không dẫn nguồn về một trang mạng xã hội nào là sự lựa chọn tốt nhất.
7. Ảnh đại diện thiếu chuyên nghiệp
Nếu bạn gửi hìn ảnh đại diện cho công việc văn phòng nhưng lại chọn trang phục sexy, hay chọn đại tấm hình “tự sướng” làm ảnh đại diện khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn nên chụp ảnh với áo sơ mi, với tư thế “ảnh thẻ” phù hợp. Bạn đừng quên tạo vẻ mặt tươi tắn, thân thiện khi chụp ảnh thẻ hồ sơ nhé. Sự tươi tắn của bạn khiến nhà tuyển dụng thoải mái và họ sẽ chú ý đến bộ hồ sơ của bạn.
8. Ngôn ngữ mail tiêu cực hay tự đại
Những email xin việc mang thông tin như “đây là lần thứ N tui gửi hồ sơ”, “tôi là ứng viên mà công ty nào cũng thèm khát…” sẽ khiến các nhà tuyển dụng dị ứng với bạn và họ sẽ chẳng thèm đọc CV của bạn.
9. Nội dung email xin việc không được đầu tư cẩn thận
Những lỗi diễn đạt như lúc gọi “anh”, lúc hô “chị” trong mail; nhầm nhọt tên công ty này với công ty kia khiến các nhà tuyển dụng vô cùng dị ứng.
Bạn cũng không nên viết cụt lủn kiểu như “Anh/chị vui lòng coi tập tin em đính kèm”. Hay viết “Em thấy mẫu tuyển dụng của công ty, em nộp thử cho vui”. Điều đó cho thấy bạn không hề nghiêm túc, cũng không hề coi trọng công ty mà bạn tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ không ngần ngại bỏ qua hồ sơ ứng viên của bạn.
Bạn nên viết “kính gửi công ty…”, “kính gửi phòng nhân sự công ty…” đây là cách viết chung chung nhưng lịch sự, rõ ràng và gây thiện cảm cho nhà tuyển dụng.

Muốn nhà tuyển dụng chú ý đến hồ sơ xin việc của bạn, bạn cần phải lưu ý những lỗi hồ sơ ứng viên khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng được nêu lên trong bài viết trên đây nhé. Chúc các bạn có bộ hồ sơ ứng viên phù hợp và sớm tìm được công việc phù hợp.

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU