Phỏng vấn việc làm là một cuộc trao đổi
hai chiều. Để thực sự gây ấn tượng với người phỏng vấn, bạn cần phải chuẩn bị để
có một cuộc trò chuyện thông minh, có nghĩa là bạn nên mang đến những câu hỏi
thông minh để đảm bảo rằng cuộc phỏng vấn không chỉ là một chiều. Đặt câu hỏi
trong buổi phỏng vấn không chỉ mang đến cho bạn một sự hiểu biết sâu hơn về
công việc mà bạn đang ứng tuyển, nó còn chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn
đã có sự chuẩn bi kĩ càng và có sự tò mò cũng như tinh tế để tìm kiếm thông
tin. Câu hỏi cần phù hợp với vai trò và công ty cụ thể, nhưng dưới đây là bảy
câu hỏi tuyệt vời bạn có thể hỏi để giúp tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn
việc làm.
1. Anh/chị có thể mô tả về ứng viên lý tưởng đối với công ty của
anh chị là như thế nào?
Bạn càng biết nhiều về những gì công ty
đang tìm kiếm, bạn càng có thể điều chỉnh phản ứng của bạn để làm nổi bật các kỹ
năng phù hợp nhất với điều này. Việc đánh bóng CV của bạn không còn là vấn đề,
nó sẽ không gây ra một tác động nào nếu bạn không thể làm rõ sự phù hợp giữa
kinh nghiệm của bạn với các kỹ năng quan trọng và các đặc tính mà họ đang tìm
kiếm ở một ứng viên.
2. Anh/chị có thể cho biết những chìa khóa để thành công trong vị
trí này là gì?
Có một sự khác biệt giữa việc nói về vị
trí và về làm thế nào để thành công trong vị trí đó. Một ứng cử viên quan tâm đến
những gì họ có thể mang lại cho công ty và làm thế nào họ có thể nổi trội và
phát triển mạnh sẽ gây ấn tượng với bất kỳ người phỏng vấn nào. Bạn cũng sẽ có
được sự hiểu biết rõ ràng hơn về vị trí để đảm bảo rằng nó thật sự phù hợp với
bạn.
3. Làm thế nào để anh/chị có thể đo lường được hiệu quả làm việc của
vị trí này?
Cách thức tiếp cận về việc đánh giá hiệu
quả làm việc của nhân viên ở từng tổ chức là khác nhau. Việc đánh giá thường
bao gồm một số chỉ số hiệu suất chính (KPI) và tiến hành đánh giá hiệu suất.
Khi tìm hiểu về cách đánh giá hiệu quả đối với vai trò mà bạn đang phỏng vấn sẽ
giúp bạn hiểu nó cần phải được tiếp cận như thế nào và những khía cạnh nào
trong hoạt động trước đây của bạn cần phải làm nổi bật. Nếu bạn đã được đánh
giá thành tích xuất sắc trong quá khứ hoặc vượt KPI của bạn ở vị trí trước đó,
hãy chắc chắn đề cập đến điều này.
4. Anh/chị có thể cho biết các mục tiêu chính hiện nay của công
ty/doanh nghiệp là gì?
Thảo luận về các mục tiêu kinh doanh của
công ty sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn trong bức tranh lớn hơn, và điều này đặc
biệt quan trọng đối với các vị trí mang tính chiến lược. Bạn cũng có thể hỏi về
các hướng đề xuất và sự tăng trưởng trong tương lai của công ty, và sau đó mô tả
bạn có thể giúp tổ chức đạt được mục tiêu bằng cách nào.
5. Công ty anh/chị có cung cấp các cơ hội phát triển chuyên môn
cho nhân viên không?
Đừng ngại hỏi về cơ hội phát triển chuyên
môn có sẵn tại công ty. Bạn có thể lo lắng rằng câu hỏi này có vẻ quá thực dụng
nhưng những gì bạn sẽ thực sự thể hiện được là sự cầu tiến của bạn để cải thiện
và phát triển bản thân. Một nhân viên phấn đấu để xây dựng các kỹ năng và khả
năng của mình là một tài sản cho bất cứ công ty nào và điều này sẽ không thể
không gây chú ý cho người phỏng vấn bạn.
6. Anh/chị có thể chia sẻ điều mà anh/chị yêu thích khi làm việc
cho công ty này là gì?
Bạn có thể đã thực hiện nghiên cứu của bạn,
nhưng bạn sẽ không bao giờ có được những hiểu biết sâu sắc tương tự từ các
trang web công ty bằng những chia sẻ từ một người làm việc ở đó. Điều tốt nhất ở
câu hỏi này là nó sẽ giúp bạn thiết lập mối quan hệ với người phỏng vấn, cũng
như cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về văn hóa công ty. Thể hiện sự quan tâm
về các vấn đề chính trong tổ chức sẽ khiến bạn trở nên khác hẳn với các ứng cử
viên bình thường.
7. Anh/chị có thể cho biết các bước tiếp theo sau quá trình phỏng
vấn này là gì?
Các ứng cử viên thường quên mất việc thảo
luận về những gì sẽ xảy ra sau khi phỏng vấn. Bạn có cần phải chờ một cuộc gọi
hoặc email phản hồi không và trong khung thời gian nào? Có vòng tiếp theo của
cuộc phỏng vấn hoặc kiểm tra hay không? Đặt những câu hỏi này sẽ đảm bảo cho bạn
biết mong đợi điều gì tiếp theo và người phỏng vấn bạn sẽ biết bạn đang rất
quan tâm đến vị trí này. Sau cuộc phỏng vấn, để khiến nhà tuyển dụng nhớ đến
mình, bạn nên gửi một email lịch sự để cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian
để gặp bạn.
Hãy nhớ rằng, khi nói đến các cuộc phỏng
vấn, sự chuẩn bị là yếu tố then chốt và đây là cơ hội của bạn để có được càng
nhiều thông tin càng tốt. Trang bị cho mình những câu hỏi đúng sẽ không chỉ gây
ấn tượng với người phỏng vấn, mà còn cung cấp cho bạn những hiểu biết vô giá.