Những kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm

Hình thức thi trắc nghiệm là một trong những hình thức thi phổ biến hiện nay. Hình thức thi này bắt buộc bạn phải thay đổi cách học cũng như cách làm bài sao cho phù hợp nhất. Sau đây là một số kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm để bạn có được kết quả tốt.
Các kinh nghiệm quí báu cho các thí sinh chuẩn bị thi đại học

1. Thay đổi cách học và làm bài
Nếu như trong cách thi tự luận bạn cần nắm thật chắc kiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêu cầu thêm nữa đó là phải học kiến thức rộng hơn. Tùy mỗi môn sẽ có những đặc thù khác nhau, nhưng trên cơ sở phải nắm kiến thức và biết vận dụng. 
Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu làm nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như bạn đang theo phương pháp "chậm và chắc" thì bạn phải đổi ngay từ "chậm" thành "nhanh". Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lí thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn.
Thay đổi cách học và làm bài
2. "Trăm hay không bằng tay quen"
Trước sự mọi sự thay đổi, hay nói cách khác là một cách thức thi mới, thì điều tất yếu là bạn buộc phải tập làm quen với nó. Không ai tài giỏi gì để có thể thích ứng ngay với cái mới, điều này cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm, các bài thi cũng vậy, thiết nghĩ ngay từ bây giờ bạn nên giải nhiều đề thi trắc nghiệm hơn, tập dần với các câu hỏi trắc nghiệm như thế. Bạn sẽ tìm được những lỗi mà mình thường gặp phải cũng như tìm được một phương pháp giải tối ưu cho bài trắc nghiệm.
Bạn nên giải nhiều đề thi trắc nghiệm hơn
3. Phải tìm được "từ khóa" trong câu hỏi
"Từ khóa" hay còn gọi là "key word" trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để bạn giải quyết vấn đề. Mỗi khi bạn đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm được "từ khóa" nằm ở đâu. Điều đó giúp bạn định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với "từ khóa" ấy. Đó được xem là cách để bạn giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
Phải tìm được "từ khóa" nằm ở đâu
4. Tự trả lời trước… đọc đáp án sau
Cho dù bài thi thuộc môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội thì bạn đều nên áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi. Điều này đặc biệt xảy ra ở các bài thi khi mà các đáp án thường "na ná" nhau khiến bạn dễ bị rối. Sau khi đọc xong câu hỏi, bạn nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế bạn rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.
Bạn nên tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi
5. Dùng phương pháp loại trừ và phỏng đoán
Một khi bạn không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo" của mình cộng thêm chút may mắn nữa. Thay vì đì tìm đáp án đúng, bạn hãy thử tìm phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt. 
Khi bạn không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời… đó là cách cuối cùng dành cho bạn. Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó. Và cơ may cuối cùng dành cho bạn nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán. Yếu tố này thoạt nghe có vẻ như bạn đang vận dụng công thức may - rủi nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.
Phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng
6. Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án
Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (bạn nhớ dùng bút chì để có thể sửa đáp án nếu cần thiết). Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình thì chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận.  
Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên bạn hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều bạn cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho bạn.
Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào
7. Một phút rưỡi cho một câu trả lời
Một đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao. Thời gian trung bình bạn chỉ nên dành cho mỗi câu khoảng 1 đến 1 phút rưỡi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một câu hỏi khó mà bỏ qua những câu dễ.
Kinh nghiệm từ các chuyên gia, nếu thí sinh tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu hay chưa thể trả lời được, tự bạn đã gây mất thời gian và mất tinh thần do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.
Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến. 
Bạn chỉ nên dành cho mỗi câu khoảng 1 đến 1 phút rưỡi
8. Tô nhầm còn hơn bỏ sót
Đối với một bài thi trắc nghiệm, bạn không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm và không bị trừ điểm nếu thí sinh trả lời sai nên bạn cần nhớ: Bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.
Bạn không nên để trống một câu nào
9. Dành thời gian kiểm tra bài làm
Một kinh nghiệm nữa cho các thí sinh nên dành một khoảng thời gian cuối cùng để kiểm tra lại bài, vì quá trình làm bài rất dễ có sai sót ngay cả những phần dễ nhất. Thời gian cuối cùng, thay vì tập trung để giải một câu hỏi khó không hy vọng tìm ra lời giải thì nên tập trung rà soát lỗi ở những câu đã làm. 
Bạn nên dành một khoảng thời gian cuối cùng để kiểm tra lại bài
10. Tương kế tựu kế
Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hai lần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi làm bài thi, nhất là các bài thi tiếng Anh. Các bạn phải lưu ý rằng, trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính những câu hỏi sau đó.
Bạn có thể tìm thấy câu trả lời ở những câu hỏi khác

Thay vì lo lắng và suốt ngày than vãn về việc thay hình thức thi tự luận bằng trắc nghiệm, hãy chủ động bản thân mình để chuẩn bị thật tốt cho kì thi. Bạn lo lắng hay than vãn như thế sẽ chẳng giúp ích được gì cho bản thân, cứ tập làm quen với các bài thi trắc nghiệm, biết đâu được bạn lại phù hợp hơn với cách thi ấy thì sao?

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU