21/3/2018
Bộ Y tế chiều 21/3 khẳng định không có văn bản nào đề nghị miễn
truy tố trách nhiệm hình sự với bác sĩ Hoàng Công Lương.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) bác bỏ thông
tin Bộ có công văn gửi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình đề nghị miễn truy cứu
trách nhiệm hình sự với bác sĩ Hoàng Công Lương liên quan vụ tai biến chạy thận
tại Hòa Bình. Ông Quang khẳng định: "Thông tin này là sai sự thật".
Theo ông Quang, quan điểm của Bộ Y tế từ khi xảy ra vụ tai biến chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân tử vong cuối tháng 5 năm ngoái, là mong muốn cơ quan điều tra theo đúng pháp luật, bảo đảm khách quan, công bằng, tránh oan sai, đúng người, đúng tội.
Theo ông Quang, quan điểm của Bộ Y tế từ khi xảy ra vụ tai biến chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân tử vong cuối tháng 5 năm ngoái, là mong muốn cơ quan điều tra theo đúng pháp luật, bảo đảm khách quan, công bằng, tránh oan sai, đúng người, đúng tội.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) |
Trước đó, liên quan đến tai biến chạy thận Hòa Bình, theo cáo trạng của VKSND tỉnh, bác sĩ Hoàng Công Lương là người được đào tạo kỹ thuật lọc máu cơ bản, được Trưởng khoa giao trách nhiệm chuyên môn, ngày 20/5/2017 thừa lệnh trưởng khoa ký sửa máy lọc RO. Tới sáng 25/5/2017, bác sĩ Lương nhận được thông báo của cán bộ phòng Vật tư, trang thiết bị y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là máy lọc nước đã sửa chữa xong. Tuy nhiên, sau đó bác sĩ Lương đã không kiểm tra lại và không báo cáo với trưởng khoa mà vẫn cho bệnh nhân chạy thận dẫn tới sốc phản vệ khiến 8 người tử vong, 10 người khác nguy kịch.
Ngày 22/2, VKSND tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành cáo trạng và ra quyết
định truy tố ba bị can, trong đó có bác sĩ Lương, về các tội "Vô ý làm chết
người” và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngày 28/2,
VKSND tỉnh Hòa Bình có thông báo đính chính Quyết định truy tố. Theo đó, bác sĩ
Lương chỉ bị truy tố với tội danh "thiếu trách nghiệm gây hậu quả nghiêm
trọng".
Trong quá trình điều tra, cơ quan công an bắt tạm giam các cá nhân
liên quan, trong đó có bác sĩ Lương. Ngay sau đó, Bộ Y tế đề nghị cho bác sĩ
Lương được tại ngoại nên cơ quan công an đã thay đổi biện pháp ngăn chặn và cho
bác sĩ Lương được tại ngoại. Theo ông Quang, thời điểm đó VKSND không phải miễn
truy tố trách nhiệm hình sự, mà chỉ thay đổi biện pháp ngăn chặn với bác sĩ
Lương và vẫn là bị can. "Do đó, việc bác sĩ Lương bị truy tố mới đây không
có gì bất ngờ", tiến sĩ Quang nói.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (thứ 2 từ trái qua) tại Bệnh viện, đúng ngày anh nhận được quyết định truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Facebook |
18/03/2018
Viện KSND tỉnh Hòa Bình vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 3 bị can vụ
án 8 bệnh nhân chạy thận tử vong.
Viện KSND tỉnh Hòa Bình vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 3 bị can
trong vụ án 8 bệnh nhân
chạy thận tử vong, gồm: Hoàng Công Lương (32 tuổi, bác sĩ Khoa hồi sức
tích cực - Đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình); Bùi Mạnh
Quốc (32 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) và Trần Văn Sơn (28
tuổi, cán bộ Phòng vật tư, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình).
19/08/2017
Ngày 19/08, lần đầu tiên 8 gia đình của
những nạn nhân đã tử vong gửi đơn kiến nghị đến Bộ trưởng Công an, Viện trưởng
Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao, Bộ trưởng Y tế cùng các ngành chức
năng tỉnh Hoà Bình kiến nghị làm rõ nhiều nội dung.
8 gia đình dẫn kết luận của Bộ Công an và
các chuyên gia đầu ngành BV Bạch Mai về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 8 nạn
nhân là do trong nguồn nước chạy thận có chứa axit flohydric với nồng độ cao gấp
260 lần cho phép. Đây là một loại hoá chất chỉ được phép dùng trong công nghiệp
và nằm ngoài danh mục được cấp phép của ngành y tế, ngoài quy trình bảo dưỡng hệ
thống máy chạy thận nhân tạo. Chất này có khả năng phá huỷ các tế bào và gây tử
vong nhanh chóng cho bệnh nhân khi vào cơ thể.
Phía các gia đình cho rằng, trong vụ việc
này trách nhiệm chính thuộc về đơn vị trúng thầu, phòng vật tư của BV, lãnh đạo
khoa chạy thận nhân tạo và lãnh đạo BV. Ngoài ra, thanh tra Sở Y tế và các
thành viên Ban giám đốc BV phải chịu trách nhiệm do buông lỏng quản lý, thanh tra
chuyên ngành không hiệu quả, thiếu sót.
BV đa khoa tỉnh ký với công ty dược phẩm
Thiên Sơn để bảo dưỡng hệ thống lọc nước chạy thận, công ty này lại giao lại
cho Trâm Anh, chuyên về thoát nước và xử lý nước thải. Chi tiết này, Ban giám đốc
BV và thanh tra Sở Y tế có biết không?
Các gia đình cho biết, sau khi tai biến
chạy thận xảy ra, nguồn tin của quần chúng cho hay, có một lãnh đạo BV chỉ đạo
xả nguồn nước độc hại để xoá bỏ hiện trường, nhằm phi tang. Điều này đã được
các gia đình phản ánh đến phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hoà Bình.
Theo đại diện các gia đình, đến nay vụ
tai biến đã xảy ra được gần 3 tháng, tuy nhiên thái độ của BV đa khoa tỉnh Hoà
Bình vẫn rất thờ ơ, không có ý kiến trách nhiệm gì.
Đối với ông Trương Quý Dương, là giám đốc
điều hành và quản lý giám sát mọi mặt của BV, các gia đình cho rằng mức kỷ luật
cách chức là quá nhẹ, chưa thoả đáng vì ông Dương là người trực tiếp ký và chỉ
đạo đồng ý cho công ty Thiên Sơn và công ty Trâm Anh - là đơn vị không có chức
năng xử lý trong ngành y tế vào lọc rửa hệ thống nước chạy thận.
“Chúng tôi nghĩ rằng đây là gốc rễ,
nguyên nhân chính gây ra cái chết của 8 bệnh nhân trong ngày 29/5”, đơn nói rõ.
Do đó các gia đình kiến nghị các cơ quan
chức năng điều tra xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm.
11/8/2017
Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình Trần Quang Khánh cho biết, trong quyết định
cách chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình với ông Dương công bố vài
ngày trước có nêu thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày 9/8/2017 đến hết ngày
9/8/2018.
Ông Khánh cho rằng, việc ban hành quyết định ban đầu có sơ suất nên gây hiểu nhầm.
Ông Dương bị cách chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để xem xét trách nhiệm trong vụ tai biến 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo sáng 29/5 khiến 8 người tử vong. Đây là sự cố y khoa hy hữu tại Việt
Ông Trương Quý Dương |
19/07/2017
Sở Y tế
tỉnh Hòa Bình đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm ông Trương Quý Dương Giám đốc BVĐK
tỉnh Hòa Bình với tư cách người đứng đầu để xảy ra sự cố ngày 29/5 tại Đơn
nguyên thận, Khoa hồi sức tích cực BVĐK tỉnh Hòa Bình vào 14h ngày 19/7 tại bệnh
viện.
Tại cuộc
họp Đại diện Sở Nội Vụ, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình xác nhận kết quả kiểm phiếu, ghi
nhận ý kiến của cán bộ Bệnh viện và đề nghị xin thôi vị trí Giám đốc Bệnh Viện,
xin được bố trí công tác khác của ông Trương Quý Dương.
Cuộc họp
căng thẳng kéo dài 3 tiếng và kết thúc 17h cùng ngày.
05/07/2017
Theo thông tin từ Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình, vào 16h
chiều nay (5/7) ông Hồ Đức Anh - Viện trưởng VKSND tỉnh Hòa Bình đã ký quyết định
thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bác sĩ Lương, từ biện pháp tạm giam sang cấm
đi khỏi nơi cư trú.
28/06/2017
Bộ Y tế đề nghị công an xem xét cho bác sĩ Lương được tại ngoại.
Vụ trưởng Pháp chế Nguyễn Huy Quang cho rằng, lỗi của bác sĩ
Lương không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến 8 người tử vong.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế chiều 28/6
chia sẻ với báo chí, Bộ đánh giá cao sự vào cuộc khẩn trương, tích cực của cơ
quan công an làm rõ sự cố tai biến chạy thận ở Hòa Bình. Việc xem xét khởi tố bị
can, bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan, trong đó có bác sĩ Hoàng Công
Lương, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã dựa trên
các chứng cứ, tài liệu, nhân chứng thực tế và căn cứ theo quy định của pháp luật.
Việc khởi tố và bắt tạm giam này là đúng thẩm quyền, đúng trình tự quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, ông Quang cho rằng, việc khởi tố bác sĩ Lương cần
xem xét thêm đến yếu tố khách quan: lỗi liên quan nhiều đến quy tắc, thủ tục
hành chính, không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chết người để có kết luận
điều tra sau này phản ánh trung thực vụ án, xác định đúng người, đúng tội và
đúng pháp luật.
Cụ thể trong vụ việc này, bác sĩ Lương chưa có biên bản nghiệm
thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng đã cho y lệnh chạy thận. Về quy trình chuyên
môn lọc thận, bác sĩ Lương đã thực hiện đúng nhưng thủ tục hành chính lại chưa
đúng và lỗi này không phải là nguyên nhân trực tiếp gây chết người.
“Về thủ tục hành chính nếu bác sĩ chờ biên bản nghiệm thu,
bàn giao thì sự cố vẫn xảy ra với chất lượng nước như thế này”, ông Quang phân
tích.
Theo ông Quang, bác sĩ Lương là người có nhiệt huyết, năng lực
chuyên môn tốt, nếu không có dấu hiệu bỏ trốn, có địa chỉ gia đình rõ ràng,
khai báo thành khẩn thì đề nghị công an tỉnh Hòa Bình xem xét thay đổi biện
pháp ngăn chặn, cho phép được tại ngoại để phục vụ công tác điều tra.
“Nếu làm được như vậy đây cũng là sự động viên với đội ngũ
thầy thuốc theo nguyên tắc sai đến đâu xử lý đến đó, xử lý theo đúng pháp luật.
Và đây cũng là bài học kinh nghiệm quý với đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh việc tuân thủ quy tắc chuyên môn,
cũng cần tuân thủ các quy tắc hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh”, ông Quang
nói.
Ông Quang cũng lần nữa khẳng định, vụ việc xảy ra ở Hòa Bình
với 8 bệnh nhân tử vong hết sức đau lòng, là sự cố y khoa rất nghiêm trọng, vô
cùng đáng tiếc trong ngành y tế. Sự cố y khoa này đã gây rúng động dư luận xã hội
không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế
trong việc cung cấp cấp dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân. Đây là điều mà
ngành y tế nói chúng và các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nói riêng
không hề mong muốn.
Ông Nguyễn Huy Quang |
28/06/2017
Theo TS. Luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng Văn Phòng Luật sư Toàn Cầu,
Đoàn Luật sư TP Hà Nội. căn cứ vào lý do để Công an tỉnh Hòa khởi tố Bác sĩ
Hoàng Công Lương là "chưa có biên bản bàn giao" là không đủ căn cứ.
Các lý do được ông đưa ra như sau:
- Thứ nhất, theo Quy chế khám chữa bệnh do Bộ y tế ban hành đã quy
định về trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh trong các bệnh viện và cơ sở
khám chữa bệnh, việc thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc mua
bán, tiếp nhận thiết bị, vật tư y tế là của bộ phận hành chính hoặc những người
có trách nhiệm, quyền hạn được Giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.
Như vậy bác sĩ khi thực hiện khám chữa bệnh
chỉ chịu trách nhiệm với y lệnh của mình chứ không phải chịu trách nhiệm đối với
chất lượng thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh đã được Bệnh viện tiếp nhận
bàng các giao dịch hợp pháp.
- Thứ hai, Kết luận giám định đã khẳng định nguyên nhân gây tử
vong cho các bênh nhận đang chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình là do chất lượng
nước có tồn dư hóa chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép hàng trăm lần.
Như vậy việc chưa có biên bản bàn giao của đơn
vị bảo dưỡng với Bệnh viện là lỗi của Giám đốc bệnh viện hoặc người được giao
nhiệm vụ giao nhận thiết bị, vật tư chứ không phải lỗi của
Bác sĩ Hoàng Công Lương.
Thủ tục bàn giao là thủ tục hành chính, và việc bàn giao không làm
thay đổi chất lượng nước dùng để chạy thận nên suy luận như hiện nay đã làm sai
lệch bản chất của vụ việc, gây oan sai cho người không phạm tội.
- Thứ hai, trong sự việc trên, mối quan hệ nhân quả dẫn đến bệnh
nhân bị tử vong là do chất lượng nước dùng để chạy thận, mà chất lượng nước do
đơn vị cung cấp, bảo dưỡng thiết bị định kỳ theo hợp đồng gây ra, đây là lỗi trực
tiếp của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng thiết bị lọc nước và trách nhiệm của
Giám đốc bệnh viện và những người có trách nhiệm liên quan chứ không phải Bác
sĩ đang làm nhiệm vụ khám chữa bệnh.
Cũng theo quy chế khám chữa bệnh, Bác sĩ không có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thuốc chữa
bệnh, hóa chất, vật tư y tế mà mình sử dụng trừ khi phát hiện được bằng mắt thường
những dấu hiệu cho thấy thuốc chữa bệnh, vật tư y tế năm ngoài danh mục, đã hết
hạn sử dụng hay có tác động vật lý gây nứt vỡ, biến dạng hoặc làm ảnh hưởng tới
chất lượng của thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật tư y tế...
- Thứ ba, Bác sĩ đã thực hiện đúng y lệnh theo nhiệm vụ được giao
và phát sinh trong không gian, thời gian "Giờ làm việc" - thời gian
mà pháp luật quy định. Thủ tục bàn giao bằng văn bản hay lời nói là trách nhiệm
của Giám đốc bệnh viện, giả thiết chỉ việc chờ thủ tục hành chính mà bệnh nhân
tử vong thì khi đó trách nhiệm thuộc về ai???? hay hậu quả do người dân gánh chịu.
Từ những phân tích trên, Luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng việc khởi tố
Bác sĩ Hoàng Công Lương là không có căn cứ pháp luật, không tuân thủ quy chế
khám chữa bệnh của Bộ y tế và các quy định khác của pháp luật. Việc xử lý hình
sự như đã nói ở trên đối với Bác sĩ Hoàng Công Lương sẽ gây tâm lý hoang mang
cũng như áp lực cho các Bác sĩ trên cả nước, ảnh hưởng đến kết quả khám chữa bệnh
cho người dân.
27/06/2017
Nhiều người đã cùng ký đơn kiến nghị gửi tới Công an tỉnh
Hòa Bình, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình xin tại
ngoại, giảm nhẹ hình phạt cho bác sĩ Hoàng Công Lương.
Ngày 27/6, nhiều nạn nhân sống sót sau sự cố chạy thận, người
nhà bệnh nhân từng điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã cùng ký đơn
kiến nghị gửi tới Công an tỉnh Hòa Bình, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Hòa Bình xin tại ngoại, giảm nhẹ hình phạt cho bác sĩ Hoàng Công
Lương. Trong đơn gửi tới cơ quan chức năng, họ cho biết, quá trình điều trị, chạy
thận ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã nhận được sự chăm sóc tận tình, hết mực
của bác sĩ Lương.
Cùng ngày, giáo sư Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp
cứu Chống độc Việt Nam cùng một số người đã có đơn gửi Bộ trưởng Công an Tô Lâm
và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ bất ngờ, hoang mang trước kết luận
trên của cơ quan điều tra về bác sĩ Hoàng Công Lương và cho rằng "không
thuyết phục".
Hội Hồi sức Cấp cứu Chống độc đề nghị Bộ trưởng Công an chỉ đạo
các cơ quan chức năng điều tra, kết luận khách quan để tránh oan sai, giúp cho
những nhân viên y tế yên tâm phục vụ người bệnh. "Theo chúng tôi, khuyết
điểm của bác sĩ Lương là thiếu sót về thủ tục hành chính mà thôi”, đơn kiến nghị
viết.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (áo trắng) |
27/06/2017
GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức - cấp cứu và chống
độc VN đã ký đơn kiến nghị gửi lên Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Công an.
Trong đơn kiến nghị, GS Nguyễn Gia Bình cho rằng, việc khởi
tố, bắt giam BS Hoàng Công Lương (SN 1986, BV đa khoa tỉnh Hoà Bình) là không
thoả đáng và gây hoang mang cực độ cho nhân viên y tế.
“Những ngày qua, hàng trăm đồng nghiệp trong cả nước đều bất
ngờ và rất hoang mang, lo lắng”, GS Bình chia sẻ.
GS Bình cho biết, liên quan đến sự cố nghiêm trọng tại đơn vị
Thận nhân tạo thuộc khoa Hồi sức cấp cứu - chống độc, BV đa khoa tỉnh Hòa Bình
làm 8 người bệnh tử vong, cơ quan công an kết luận nguyên nhân do nhiễm độc các
hóa chất tồn dư trong hệ thống máy lọc nước dẫn vào máy lọc thận.
Dựa trên kết quả này, Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định
khởi tố vụ án và bắt tạm giam bị can Bùi Mạnh Quốc, bị can Trần Văn Sơn và BS
Hoàng Công Lương, khoa Hồi sức tích cực - Đơn nguyên thận nhân tạo BV đa khoa tỉnh
Hòa Bình.
Theo đó, BS Lương đã thiếu trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng
quy định về khám chữa bệnh. Mặc dù chưa nhận được bàn giao việc sửa chữa bằng
văn bản nhưng BS vẫn chạy thận cho bệnh nhân.
Là người trực tiếp tham gia cùng với các đồng nghiệp tại BV
đa khoa tỉnh Hòa Bình và BV Bạch Mai từ khi sự việc xảy ra đến khi kết thúc, GS
Bình đưa ra 5 kiến nghị.
Thứ nhất, việc cung cấp nguồn nước đảm bảo theo tiêu chuẩn để
lọc máu (các quá trình lọc và khử khuẩn… xét nghiệm, kiểm định sau khi xử
lý...) là trách nhiệm của bệnh viện (Ban giám đốc, các phòng ban và nhân viên kỹ
thuật được phân công), BS không có chuyên môn kỹ thuật và cũng không được phân
công làm công việc này.
Thứ hai, nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật
viên) chỉ là người sử dụng nguồn nước sau khi được bàn giao và thực hiện các
quy trình kỹ thuật lọc máu đã được Bộ Y tế ban hành.
Tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình, kỹ thuật này đã được thực hiện
10 năm nay, đã góp phần duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng trăm
người bệnh bị suy thận mãn tính tại địa phương mà không phải chuyển về Hà Nội.
Thứ ba, tại đơn vị thận nhân tạo BV tỉnh Hòa Bình cũng như
các đơn vị thận nhân tạo khác trong cả nước:
+ Do số lượng bệnh nhân quá đông, máy phải hoạt động liên tục
phục vụ cho nhiều bệnh nhân mỗi ngày, các đơn vị phải lập kế hoạch làm việc
chính xác đến từng phút.
+ Khi đến thời điểm cần lọc máu, người bệnh phải được phục vụ
kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ tư, việc bàn giao thiết bị máy móc trước và sau khi sửa
chữa bảo dưỡng trên giấy tờ chỉ là bàn giao về: số lượng, chủng loại thiết bị…
Nguồn nước khi được bàn giao cho nhân viên y tế để sử dụng, thực hiện kỹ thuật
lọc máu cho người bệnh đương nhiên là đã đảm bảo chất lượng .
“Vì vậy, cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đưa ra kết
luận BS Lương không biết chất lượng có đảm bảo hay không mà vẫn đưa vào sử dụng
gây tử vong cho bệnh nhân là không thuyết phục”, GS Bình nhấn mạnh.
BS Lương cho chỉ định lọc máu theo chương trình, sau khi được
bàn giao qua điện thoại của người có trách nhiệm (nhân viên phòng vật tư) là hợp
lý, nếu chờ đợi bàn giao bằng văn bản sẽ mất thời gian và lỡ kế hoạch đã đề ra.
“Khuyết điểm của BS Lương là thiếu sót về thủ tục hành
chính”, GS Bình cho hay.
Thứ năm, khi sự cố xảy ra, với lượng nhân viên ít ỏi,
BS Lương và các đồng nghiệp đã làm việc hết mình, xử trí nhanh và chính xác, cấp
cứu kịp thời 18 bệnh nhân trong khi chờ đợi các đồng nghiệp đến trợ giúp, vì vậy
đã giảm thiểu số bệnh nhân tử vong, nếu không số bệnh nhân tử vong còn có thể
nhiều hơn nữa.
“Chúng tôi đánh giá rất cao về tinh thần trách nhiệm, cũng
như chuyên môn trong tình huống này. Đây là trường hợp chưa từng có trên thế giới”,
GS Bình nhận định.
Theo ông, lẽ ra trong trường hợp này BS Lương và những cán bộ
y tế tham gia cấp cứu phải được động viên khen thưởng thì này lại được coi là tội
phạm thì không thỏa đáng và gây hoang mang cực độ cho nhân viên y tế.
Thay mặt Hội Hồi sức - cấp cứu và chống độc VN, GS Nguyễn
Gia Bình đề nghị Bộ trưởng Công an quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng điều
tra, kết luận một cách khách quan để tránh oan sai, để những nhân viên y tế yên
tâm phục vụ người bệnh.
23/6/2016
Sau một tháng sau sự cố chạy thận khiến 8 người tử vong tại Bệnh
viện Đa khoa Hòa Bình, Công an tỉnh Hòa Bình xác định bước đầu có 3 người liên
quan trách nhiệm gồm: Bùi Mạnh Quốc (31 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH xử lý
nước Trâm Anh), Trần Văn Sơn (27 tuổi, cán bộ phòng Vật tư - trang thiết bị
y tế Bệnh viện đa khoa Hòa Bình), Hoàng Công Lương (31 tuổi, bác sĩ khoa Hồi
sức tích cực - Đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình).
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã đủ căn cứ để khởi tố bị
can đối với các đối tượng Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm
Anh về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính theo quy định tại điều 99 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố Trần Văn Sơn về
hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại điều 285 Bộ
luật Hình sự.
Bác sĩ Hoàng Công Lương, cán bộ của Khoa Điều trị tích cực,
đơn nguyên thận nhân tạo đã bị Cơ quan CSĐT khởi tố về hành vi vi phạm quy định
về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuộc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc
dịch vụ y tế khác, theo quy định tại Điều 242, Bộ Luật Hình sự.
Đại tá Phạm Văn Sử (Phó giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình) cho
biết Quốc bị xác định do cẩu thả nên sau khi sục sửa đã quên xả 2 đầu vào
máy khiến tồn dư hóa chất trong các đường ống nước dẫn vào máy lọc thận. Sau
khi sửa chữa, khử trùng hệ thống lọc nước RO số 2, dù chưa kiểm định mẫu nước
nhưng Quốc vẫn bàn giao cho bệnh viện sử dụng.
Kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) cho
thấy các mẫu nước thu tại đầy cấp vào máy lọc thận số 10 và số 13 các chỉ tiêu
độ PH rất thấp; độ dẫn điện rất cao, hàm lượng Florua cao gấp 245 và 260 lần mức
cho phép.
Vào 18h20 ngày 23/6, thực hiện thông báo của Ban cán sự Đảng Ủy
ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình, đại diẹn Sở Y tế Hòa Bình, ông Lê Xuân Hoàng - Phó
Giám đốc Sở Y đã đọc Quyết định đình chỉ công tác lần thứ 2 đối với ông Trương
Quý Dương - Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Theo đó, ông Dương sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan điều tra
làm rõ nguyên nhân dẫn đến thảm họa ở BVĐK tỉnh Hòa Bình sáng ngày 29/5 là 8
người chết 10 người phải cấp cứu tại Bệnh việt Bạch Mai.
08/6/2017
Giám đốc Sở Y tế Hoà Bình Trần Quang Khánh cho biết, Sở đã
công bố quyết định tạm đình chỉ 3 cán bộ, bác sĩ liên quan đến vụ tai biến khi
chạy thận tại BV đa khoa Hòa Bình để phục vụ điều tra.
3 cán bộ bác bị đình chỉ gồm: Giám đốc BV Trương Quý Dương;
ông Trần Văn Sơn, phòng Vật tư và bà Đỗ Thị Điệp, khoa Thận nhân tạo.
30/5/2016
Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án theo
điều 242 Bộ Luật Hình quy định về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh,
sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, xảy
ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29/5.
29/5/2016
7h00
Chị Nguyễn Thị Hậu là điều dưỡng viên của
khoa Hồi sức tích cực, đơn nguyên chạy thận nhân tạo đến khoa và nghe chị Điệp
thông báo các thiết bị đã hoạt động bình thường, an toàn. Chị Hậu khởi động hệ
thống lọc nước, quan sát thấy đồng hồ báo chỉ số an toàn nên để hệ thống tiếp tục
hoạt động.
7h05
BS Hoàng Công Lương là người được giao phụ
trách chuyên môn, điều trị cho các bệnh nhân đến điều trị. Sau khi thăm khám
xác định chỉ số sinh tồn của các bệnh nhân đủ điều kiện để chạy thận, đồng thời
thấy các điều dưỡng viên hoàn thành các thao tác (chạy thử máy lọc thận, xả hết
khí ở trong máy, chuẩn bị dịch, kim truyền thuốc) nên Hoàng Công Lương đã ra y
lệnh chạy thận cho từng bệnh nhân. Thực hiện yêu cầu của bác sĩ điều trị, các
điều dưỡng viên đã lấy các quả lọc được bảo quản trong tủ lạnh của các bệnh
nhân được điều trị để kiểm tra và làm các thủ tục chạy thận cho các bệnh nhân.
8h15
Trong khi 18 bệnh nhân đang điều trị lọc
máy thì xảy ra sự cố. Ban đầu 3 trường hợp có biểu hiện nôn, ngứa, buồn đi
ngoài và chóng mặt. Tiếp sau đó, các bệnh nhân chạy thận khác cũng đồng loạt có
những biện hiện tương tự như vậy.
Quá trình điều tra, Viện
Khoa học Hình sự Bộ Công an đã thành lập tổ công tác đặc biệt giám định lại các
máy móc dùng để phục vụ bệnh nhân trong quá trình chạy thận nhân tạo tại bệnh
viện ngày 29/5.
có 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, sau đó đã có 8 bệnh nhân tử vong, 10 bệnh nhân được
chuyển lên tuyến trên.
28/5/2016
Trước ngày xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng
nêu trên, Bùi Mạnh Quốc đến BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình để thực hiện. Sau đó, Quốc
và Sơn cùng kiểm tra số lượng, chất lượng, mẫu mã vật tư theo hợp đồng đã ký.
Quốc tiến hành các thao tác thay thế vật
liệu lọc, lau chùi 2 màng lọc cũ, thay 2 màng lọc mới, cho vận hành và sửa các
cột lọc rồi đi ăn cơm. Khoảng 14h cùng ngày, Quốc quay lại khóa các van ở đầu cấp
vào máy lọc thận và tiệt trùng hệ thống đường ống cấp nước cho máy chạy thận
trong vòng 2 tiếng. Tiếp đó, Quốc xả hết nước tồn, dùng bơm để bơm nước RO mới
vào rửa đường ống liên tục trong 2 tiếng, xả lại đầu vòi rồi cắm lại dây như
ban đầu.
Trong quá trình chạy xả, Quốc có dùng đồng
hồ đo độ dẫn điện của nước RO dao động từ 8.84-8.87 microcimen (chỉ số an toàn
là dưới 15 microcimen). Khoảng 18h30 phút cùng ngày, Quốc gọi điện thoại cho
Sơn thông báo đã sửa chữa, bảo dưỡng xong.
Do Sơn không có mặt tại đó nên đã gọi điện
thoại cho chị Đỗ Thị Điệp là điều dưỡng viên của Khoa Hồi sức tích cực và nói
là hệ thống nước đã sửa chữa, bảo dưỡng xong đề nghị chị Điệp khóa cửa phòng nước.
Để chắc chắn, chị Điệp có hỏi lại Sơn đã xong chưa. Sơn khẳng định các thiết bị
đã hoạt động bình thường, mai sẽ ký biên bản bàn giao.
25/5/2016
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã ký với
công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn với nội dung cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống
lọc nước RO số 2 cho đơn vị. Cùng ngày, Công ty Thiên Sơn đã ký hợp đồng với
Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh do Bùi Mạnh Quốc làm Giám đốc với nội dung
bán, lắp đặt, thay thế vật liệu lọc RO số 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
với các danh mục được BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình ký kết với Công ty Cổ phần dược
phẩm Thiên Sơn.