Nguyễn Trãi - Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo

Trước nay, có rất nhiều nhận định về tài năng và nhân cách Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Song, có lẽ lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông là xác đáng hơn cả:
Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo
(Lòng Ức Trai tỏa rạng văn chương)
1. Tiểu sử
Nguyễn Trãi sinh năm 1380 ở làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại Trần Nguyên ĐánPhan Huy Chú nhận xét :”Ông [Nguyễn Trãi] tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả”. Ông là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam. Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng từ trước đó viết thư khuyên ông ra hàng, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.
Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Ông mất vào 19 tháng 9 năm 1442. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
2. Gia đình
Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh hay Nguyễn Ứng Long được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy con gái là Trần Thị Thái.  Nguyễn Phi Khanh làm Trần Thị Thái có thai rồi bỏ trốn. Trần Nguyên Đán cho gọi Ứng Long về gả con gái cho, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Ứng Long thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng. Khi nhà Hồ thay nhà Trần, Nguyễn Ứng Long được cất nhắc sử dụng, đổi tên là Phi Khanh.
Theo nghiên cứu sử gia hiện đại Trần Huy Liệu, Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau năm người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng. Mẹ ông mất sớm, anh em Nguyễn Trãi ở ông ngoại là Trần Nguyên Đán, đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con.
Nguyễn Trãi có 5 bà vợ và 7 người con trai:
- Vợ:
Bà Phạm Đỗ Minh Hiển
Bà Phùng Thị
Bà Nguyễn Thị Lộ
Bà Phạm Thị Mẫn
Bà Trần Anh Minh.
- Con:
Nguyễn Khuê (con bà Trần Thị)
Nguyễn Ứng (con bà Trần Thị)
Nguyễn Phù (con bà Trần Thị)
Nguyễn Bảng (con bà Phùng Thị)
Nguyễn Tích (con bà Phùng Thị)
Nguyễn Anh Vũ (con bà Phạm Thị)
Ông tổ chi họ Nguyễn ở Quế Lĩnh, Phương Quất, huyện Kinh Môn, Hải Dương (con bà Lê Thị)
Nguyễn Trãi và cha ông là Nguyễn Phi Khanh
3. Sự nghiệp
Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười, ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê nơi cha dạy học. Ông gần gũi nông thôn từ đó. Năm hai mươi tuổi, 1400, ông đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng với cha con Hồ Quí Li và các triều thần khác. Nguyễn Trãi và người em trai đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng lại bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan. Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu nước. Đây là thời gian ông đi sâu vào nông thôn, hiểu được đời sống nhân dân, thấm thía sức mạnh của dân, và nhờ đó, ông nhận ra chân lí: muốn cứu nước phải dựa vào dân. Ông tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Và Nguyễn Trãi đã sống, chiến đấu cùng nhân dân. Ông có đóng góp lớn vào phương kế đuổi giặc. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đó là:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo."
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua hoà dân mục, thì bỗng dưng bị chặn lại: ông bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nữa. Mười năm (1429-1439) Nguyễn Trãi chỉ được giao chức "nhàn quan", không có thực quyền. Ông buồn, xin về Côn Sơn (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Mấy tháng sau, Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi vua dời Côn Sơn, về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) bị chết đột ngột. Lúc chết có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi, lúc ấy phụ trách dạy dỗ các cung nữ (chức Lễ nghi học sĩ) hầu bên cạnh. Bọn triều thần bấy lâu nay muốn hãm hại Nguyễn Trãi, nhân cơ hội này liền vu cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ mưu giết vua, khiến ông phải nhận án  tru di tam tộc (bị giết cả ba họ).
Nguyễn Trãi phò tá Lê Lợi
4. Di sản
Nói Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo có nghĩa là tâm hồn, nhân cách, tài năng con người ông toả sáng trong mỗi con chữ, in dấu đậm nét trong các sáng tác văn học. Ở Nguyễn Trãi, tài năng và nhân cách luôn đi liền với nhau để cùng làm nên những sáng tác văn học xuất sắc. Thơ văn Nguyễn Trãi trước hết là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. Vượt lên khỏi tư tưởng trung hiếu hẹp hòi, Nguyễn Trãi đặt lòng yêu nước, thương dân lên đâu tiên:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Yêu nước gắn với thương dân, việc nhân nghĩa nhằm làm cho dân được sống yên ổn - đó chính là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt cuộc đời ông. Thời binh đao loạn lạc, nỗi đau đầu tiên của Nguyễn Trãi là nỗi đau khi chứng kiến cảnh bị tàn sát dã man:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Cảnh tượng đau xót khôn cũng ấy đã trở thành động lực khiến ngòi bút người nghệ sĩ trở thành thứ vũ khí có sức mạnh hơn mười vạn quân chìa thắng vào quân giặc hung ác. Quân trung từ mệnh tập với chiến lược “công tâm” đã khiến quân giặc phải nể sợ mà qui hàng.
Yêu dân, thương dân như con nên chính Nguyễn Trãi là người hiểu dân hơn bất cứ ai. Ông nhìn thấy sức mạnh của dân:
Cỏ lật thuyền mới biết sức dân như nước
Và ông cảm phấn khởi khôn cùng trước sự đoàn kết của nhân dân:
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cắn trúc ngọn cờ phấp phới.
Đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân được trở lại cuộc sống yên bình, những tưởng Nguyễn Trãi sẽ thanh thản, không còn phải lo nghĩ gì cho dân, cho nước. Nhưng tấm lòng nặng nghĩa, nặng tình với dân với nước ấy có lúc nào nguôi nghỉ? Giữa cảnh thanh bình, ông lại mong ước có một chế độ sáng suốt để muôn dân trăm họ được sống hạnh phúc:
Dê có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ, khắp đòi phương.
Để rồi cũng chính con người ấy không biết đã bao đêm thao thức vì dân, vì nước:
Bui có một lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Ngợi ca Ức trai tâm thượng quang khuê tảo, ắt hẳn Lê Thánh Tông còn muốn đề cao tài năng của thi nhân Nguyễn Trãi.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi là một tác gia văn học xuất sắc. Ông sáng tác trên nhiều thể loại văn học và ở thể loại nào, cũng có những kiệt tác. Về chữ Hán, Nguyễn Trãi có Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loạiQuân trung từ mệnh tập là áng tập văn chính luận phản ánh đầy đủ chiến lược “công tâm” của nghĩa quân Lam Sơn. Bình Ngô đại  cáo là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, đanh thép, được mệnh danh là áng “thiên cổ hùng văn”. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú vừa trữ tình, vừa trí tuệ, vừa hào hùng, vừa lãng mạn. Trong đó nổi bật là những bài Cửa biển Bạch Đằng, Đóng cửa biển, Mộng trong núi...
Sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Trãi có Quốc âm thì tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn. Những bài thơ này giàu trí tuệ, sâu sắc, thăm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết hàng thứ ngôn ngữ tinh luyện, trong sáng, đăng đối một cách cổ điển:
Thạch lựu hiên còn phun thức đó,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương...
Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã trở thành người đâu tiên đưa tục ngữ vào thơ ca. Ông cũng là người đầu tiên đưa các hình ảnh thán thuộc như cây chuối, lá mùng tơi, bè rau muống… vào thơ bèn cạnh những hình ảnh ước lệ trong thoe văn cổ như tùng, cúc, trúc, mai…
Khó có thể một con người luôn bận rộn với công việc triều chính lại có thể sáng tác nhiều và có nhiều sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật viết đến như  thế. Tất cả những gì Nguyễn Trãi đã thể hiện trong văn chương và hàng văn chương đã chứng minh một cách xác đáng cho tấm lòng tâm hồn Nguyễn Trãi. Ở toàn tài hiếm có này, tài năng và nhân cách đã hoà làm một để toả rạng trong mỗi con chữ, lời thơ.
Qua lời nhận xét ngợi khen, có thể cảm nhận lòng yêu mến, tôn trọng mà Trần Thánh Tông đã dành cho Nguyễn Trãi. Cho đến tận bây giờ và chắc chắn, đến mãi sau này, Nguyễn Trãi và những sáng tác của ông sẽ còn vượt qua sự kiểm duyệt khắc nghiệt của thời gian, để luôn tỏa rạng trên bầu trời văn chương nghệ thuật.

Bức tượng Nguyễn Trãi trong đền thờ ông tại khu Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU