Các sai lầm tai hại ảnh hưởng đến răng của bạn

Đánh răng ngay sau khi ăn, đánh răng bằng nước lạnh, xỉa răng bằng tăm... là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các bệnh lý về răng. Hãy tham khảo các sai lầm tai hại ảnh hưởng đến răng của bạn do HaHa tổng hợp sau đây để giúp các bạn phòng tránh nhé!
1. Đánh răng ngay sau khi ăn
Nhiều người có suy nghĩ rằng đánh răng ngay sau khi ăn sẽ có lợi cho răng miệng nhưng sự thật không phải vậy. Thời điểm lý tưởng để đánh răng là khoảng 30 phút sau khi ăn. Nhiều thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước cam có thể làm mềm men răng, cần phải chờ cho độ pH trong miệng cân bằng lại trước khi đánh răng. Vội vàng không bao giờ là điều tốt, bạn nên nhớ rằng đánh răng quá ít hay quá nhiều trong một ngày đều không tốt cho răng. Ít nhất là bạn nên đánh răng sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.
Đánh răng ngay sau ăn không tốt cho răng của bạn
2. Đánh răng bằng nước lạnh
Đánh răng bằng nước lạnh là thói quen của hầu hết mọi người. Nhưng các chuyên gia về kem đánh răng cho rằng trong hỗn hợp kem đánh răng có chứa nhiều thành phần là ma sát và florua. Mà các chất này chỉ phát huy hiệu quả tối đa ở nhiệt độ khoảng 37 độ C.
Vì thế khi đánh răng bằng nước lạnh các chất đó sẽ không phát huy tác dụng vì thế chúng ta có đánh răng cũng không thể có tác dụng cao.
Hơn nữa, việc đánh răng bằng nước lạnh thường xuyên và lâu dài còn có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nướu và mô mềm. Gây tổn thương cho men răng và ngà răng.
Bạn không nên đánh răng bằng nước quá lạnh
3. Đánh răng quá nhanh và quá mạnh
Có thể vì quá vội vàng hoặc do thói quen mà nhiều đối tượng thực hiện việc chải răng rất nhanh và vẫn hồn nhiên cho răng nó chẳng vấn đề gì, dù gì mình cũng đã đánh răng rồi. Thậm chí một số người đánh răng chỉ vì thói quen mà không nhìn nhận tới mục đích của việc đánh răng là làm cho răng sạch. Họ chải răng qua loa và thật nhanh. Điều này làm sót lại các mảng bám trên bề mặt răng và trong kẽ răng. Lâu ngày các mảng bám sẽ trở thành môi trường hoạt động của vi khuẩn. Và vi khuẩn chính là thủ phạm gây ra các bệnh lý về sức khỏe răng miệng. Bạn không nên đánh răng quá mạnh vì nó có thể gây tổn hại cho men răng và kích thích vi khuẩn phát triển ở nướu.
4. Chải răng theo chiều ngang của hàm răng
Theo nghiên cứu của các nhà nha sĩ hàng đầu thế giới của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ thì việc chải răng theo chiều ngang sẽ không làm sạch hết các vi khuẩn và các mảng bám trên bề mặt răng. Các nhà nha sĩ khuyên chúng ta nên đánh răng theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ một cách nhẹ nhàng và lặp đi lặp lại hành động đó trên bề mặt răng nhiều lần để đánh tan đi những vụn bẩn bám trên răng. Tốt nhất là  bạn nên để nghiêng bàn chải 45 độ và khép chặt hàm khi đánh răng.
5. Sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp
Hiện nay trên thị trường có cung cấp rất nhiều loại bàn chải khác nhau và được quảng cáo với rất nhiều tiện lợi khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc cũng như thiết kế của từng loại. Nhưng không phải ai cũng phù hợp với tất cả các loại bàn chải đó. Chúng ta chỉ nên lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm, nhỏ, tiện lợi để có thể đi sâu vào các kẽ răng. Nên thường xuyên thay thế những bàn chải đã cũ hoặc đã cùn do chải quá lâu. Và nha sĩ khuyên bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần để đảm bảo chất lượng cũng như mang lại hiệu quả cao trong công việc vệ sinh răng miệng.
Bạn nên chọn bàn chải đánh răng phù hợp cho răng của bạn
6. Không vệ sinh lưỡi
Sau khi đánh răng bạn nên dùng mặt sau của bàn chải hoặc dùng bàn chải lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi. Vì lưỡi chủ yếu là mô mềm nên khi ăn uống có rất nhiều cặn thức ăn bám đọng vào các kẽ, lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi. Lưỡi cũng là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn.
7. Không làm sạch bàn chải đánh răng sau khi sử dụng
Sau khi chải răng bạn nên rửa thật kỹ bàn chải đánh răng. Làm sạch kem đánh răng còn dính trên bàn chải. Vì nếu bạn không rửa kỹ thì trong khoảng thời gian để không bàn chải sẽ bị các loại vi khuẩn ngoài môi trường tấn công và gây bẩn. Tới khi bạn sử dụng lại, vi khuẩn sẽ có điều kiện để hoạt động trong miệng.
8. Không súc miệng sau khi đánh răng
Súc miệng sau khi đánh răng giúp đẩy vi khuẩn ra khoải miệng theo nước súc miệng. Làm sạch hiệu quả khoang miệng.
9. Xỉa răng bằng tăm
Dùng tăm xỉa răng sẽ khiến cho răng bị thưa, dẫn đến việc thức ăn càng bị mắc lại nhiều hơn.
Nguyên nhân chủ yếu là do đường kính của đầu tăm thường lớn hơn khoảng cách của kẽ răng, nếu kích thước quá nhỏ, tăm không đủ độ vững chắc để đưa vào giữa kẽ răng.
10. Ăn uống khi thức ăn còn quá nóng
Sự chệnh lệch nhiệt độ khi uống hay ăn thức ăn quá nóng sẽ làm cho bề mặt răng sản sinh các vết nứt nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Những tổn thương nhỏ này sẽ làm mòn men răng khiến cho răng mẫn cảm hay ê buốt khi ăn đồ ăn lạnh. Nghiêm trọng nhất là nó còn gây tổn thương tủy làm cho lợi dễ nhiễm trùng và sưng nhọt.
11. Ăn quá nhiều tinh bột và đồ ngọt
Tinh bột có nhiều trong bánh mì, bánh quy, mì ống... sẽ chuyển hóa thành đường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển.
Đồ ăn có quá nhiều tinh bột và đường sẽ không tốt cho răng
12. Dùng răng làm dụng cụ
Việc dùng răng để mở nắp chai, xé nhãn mác, cắn bút, cắn túi nhựa... sẽ làm mòn men răng, gây tổn thương gãy, nứt răng.
Tốt nhất bạn nên mua các dụng cụ chuyên dùng như đồ khui nắp chai, kéo, dao nhỏ... và đặt chúng ở nơi thuận tiện, dễ lấy để sau này bạn không cần phải dùng răng cho những công việc này nữa.
Đừng nên dùng răng làm dụng cụ để mở bia
13. Dùng răng nhai đá hoặc các thức ăn cứng
Dù răng được bao bằng men rất cứng, chúng không đủ chắc để "đương đầu" với những viên đá hay những thức ăn cứng như xương, vỏ một số loại hạt... và những thứ này có thể gây vỡ răng, bật vết trám sẵn có trong răng.
Nhai đá hoặc thức ăn cứng sẽ không tốt cho răng của bạn
14. Uống nước tăng lực nhiều
Hỗn hợp chứa acid, đường, chất hóa học phụ gia trong nước tăng lực có thể làm men răng yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Uống nước tăng lực hằng ngày có thể làm răng yếu dần. Thay vì uống liên tục nước tăng lực trong ngày, bạn nên hạn chế và dùng ống hút để uống, súc miệng với nước sạch hoặc nhai kẹo cao su không đường sau khi uống để trung hòa acid.
Uống nước tăng lực hằng ngày có thể làm răng yếu dần
15. Thói quen uống nước đóng chai
Uống nước nấu từ vòi là một cách bảo vệ răng hiệu quả vì nước vòi chứa fluor giúp bảo vệ răng, phục hồi vết sâu răng nhỏ. Nước đóng chai hầu hết không có flour, không tốt cho sức khỏe răng miệng. Nếu dùng nước đóng chai thường xuyên, bạn nên dùng nước súc miệng chứa flour để bổ sung và dùng nước nấu sôi để pha cà phê, trà…
Thói quen uống nhiều nước đóng chai sẽ không tốt cho răng
Trên là những sai lầm thường thấy của hầu hết mọi người làm ảnh hưởng đến chức năng của răng. Để hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn gây ố vàng răng và gây các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe răng miệng thì bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
BLOG HAY: Sức Khỏe Phổ Thông

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU