Trứng gà
là thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình vì tiện dụng và nhiều dinh dưỡng.
Tuy nhiên, cần biết cách lựa chọn trứng ngon
và bảo quản trứng đúng cách để phòng tránh nguy cơ bị
ngộ độc.
BLOG HAY: Sức Khỏe Phổ Thông
BLOG HAY: Sức Khỏe Phổ Thông
1. Cách lựa chọn trứng gà
Lựa chọn trứng gà
tươi, ngon không quá khó nhưng đòi hỏi bạn phải chú ý quan sát tỷ mỷ và kỹ càng.
- Nhìn:
Để bán trứng với giá cao hơn, nhiều người bán
hàng đã dùng axit acetic (có trong chanh, dấm) để tẩy màu trứng gà công nghiệp
cho giống với trứng gà ta. Để phân biệt cần quan sát kỹ càng: Trứng gà công
nghiệp to hơn, có trọng lượng từ 55 – 60g, trong khi trứng gà ta bé hơn, chỉ nặng
trên dưới 45g.
Trứng gà tẩy trắng có màu trắng hơi phớt hồng,
vỏ xù xì trông như có lớp bụi trắng phủ lên, không bóng và quá sạch sẽ. Trong
khi trứng gà ta thật có màu trắng tự nhiên và có thể có vết bẩn dính trên vỏ.
Chọn quả trứng vừa và
nhỏ. Theo kinh nghiệm, những quả trứng có vỏ dày, kích thước vừa phải thường
tươi hơn so với loại quả mỏng và to. Nguyên nhân là lớp vỏ dày như một lớp “áo
giáp” bảo vệ trứng, ngăn cản sự tấn công của các loại vi khuẩn.
Không nên chọn những quả trứng có vỏ quá nhẵn
bóng, cảm giác như có vết rạn nứt bởi chúng thường được bảo quản khá lâu trước
khi đem bán. Thay vào đó, chọn những quả vỏ ram ráp, cứng, nhìn kỹ có lớp phấn
mỏng bao quanh.
Nhìn có thể phát hiện được trứng đã bị tẩy |
- Soi:
Cầm quả trứng gà soi
qua bóng đèn, hoặc dùng một quyển vở hay tờ báo cuộn lại, soi trứng dưới ánh
sáng mặt trời, nếu thấy buồng khí của trứng còn nhỏ, lòng đỏ không di động,
lòng trắng trong suốt có màu cam đỏ và hồng nhạt, lòng đỏ tròn và nằm ở giữa
hoàn chỉnh là trứng tươi, còn mới. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về những quả trứng
như thế này.
Còn trứng cũ để lâu ngày khi soi, thường thấy
có màu đỏ với nhiều đường vân, đường bao quanh di động và khoảng trống của buồng
khi lớn. Tuy hơi cầu kỳ một chút nhưng bạn cần soi và so sánh để chọn mua được
những quả trứng ngon.
Quá trình phát triển của trứng gà |
- Sờ:
Trứng gà mới có vỏ hơi thô ráp, bên ngoài trứng
còn lớp phấn trắng. Còn vỏ trứng gà để lâu ngày thì trơn láng, có thể có những
chấm đen, mốc do bị ẩm. Nếu là trứng đã rất cũ đến hư rữa bên trong thì vỏ trứng
đen sạm lại rất rõ.
Trứng gà mới có vỏ hơi thô ráp, bên ngoài trứng còn lớp phấn trắng (có tích chữ V) |
- Lắc nhẹ:
Cầm quả trứng để lên tai và khẽ lắc nhẹ, nếu
có tiếng động là trứng kém, để lâu ngày. Nếu không cần nghe mà lắc thấy trứng
chuyển động mạnh là trứng hỏng, trứng gà đang ấp dở…
- Kiểm tra:
Nếu có điều kiện, bạn có thể thả trứng xuống
chậu nước và quan sát, nếu thấy đầu nhọn của trứng chúc xuống là trứng tốt, ngược
lại là trứng cũ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân biệt trứng mới hay cũ nhờ
vào một bát nước đầy. Khi cho trứng vào, trứng chìm hẳn, nằm ngang dưới nước chứng
tỏ đây là trứng mới. Trường hợp trứng không chìm hẳn mà dựng theo chiều thẳng đứng
thì trứng đã để lâu song vẫn có thể ăn được. Còn lại, nếu trứng nổi, tuyệt đối
không sử dụng bởi chúng đã hỏng. Bạn còn có thể kiểm tra trứng với nước muối.
Pha nước muối (100g/lit)sau đó thả trứng vào nếu trứng nổi là trứng cũ, chìm xuống
là trứng tốt. Tuy nhiên cách này rất khó nếu bạn định thử ở chợ hay ở các cửa
hàng, vì chắc chắn người bán hàng không cho phép.
Thả trứng gà vào cốc nước để biết “độ tươi” của trứng |
- Phân biệt trứng giả:
Đập trứng ra ngửi thấy mùi tanh tự nhiên là trứng
thật còn nếu thấy mùi lạ (chua, hôi, hóa chất) thì đó là trứng giả, cũ…
- Phân biệt trứng gà ta và trứng gà Trung Quốc:
Trứng gà ta Việt Nam khá nhỏ, vỏ có màu trắng hơi hồng.
Khi đập, trứng có lòng đào đỏ sẫm, nhiều lòng đỏ. Trong khi trứng gà Trung Quốc
có màu vỏ sậm, quả to tương đương như trứng gà công nghiệp, lòng đỏ nhạt và ít
hơn lòng trắng. Khi đập, lòng đỏ thường vỡ, méo mó chứ không còn nguyên khối.
Trứng gà ta Việt |
2. Cách bảo quản
- Cách bảo quản trứng gà:
Khi mua trứng nên chọn những quả trứng tươi, mới để có thể bảo quản
được lâu hơn. Trứng mua về không rửa sạch với nước mà dùng khăn mềm ướt lau sạch
rồi đem cất trữ. Nếu trứng không lau sạch trước khi bảo quản thì phân gà, vịt
còn bám ở ngoài vỏ rất mất vệ sinh, thậm chí có thể gây bệnh.
Nhiều người có thói quen để đầu to của trứng xuống dưới, đầu bé
lên trên nhưng làm vậy không đúng. Theo kinh nghiệm, để trứng tươi lâu, lòng đỏ
không bám sát vào vỏ trứng, nên lưu ý lúc nào cũng phải để đầu to của quả trứng
phía trên, dựng đứng, không nên để nằm hoặc trở ngược đầu lại.
Không nên để trứng ở cửa tủ lạnh vì cánh cửa tủ lạnh luôn được mở
ra thường xuyên vì thế nhiệt độ ở cánh cửa không đều, thay đổi liên tục khiến
trứng sẽ rất nhanh hỏng. Vì thế, cách tốt nhất, sau khi lau sạch trứng, gói trứng
vào giấy báo hoặc cho trứng vào hộp carton rồi mới cất bên trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu đã cất trứng trong tủ lạnh thì nên để luôn trong tủ, không lấy
ra và để ở môi trường ngoài. Vì lúc này, nhiệt độ bên ngoài cao sẽ khiến những
hạt nước li ti đọng trên vỏ thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn
nên trứng sẽ mau hỏng hơn.
Nếu không có tủ lạnh, nên để trứng ở những nơi mát mẻ để tránh bị
hỏng.
Bạn nên để đầu to của quả trứng phía trên |
- Thời gian bảo quản trứng:
Trứng lưu trữ trong tủ lạnh cũng chỉ nên để từ
3 – 5 tuần. Trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh thì dùng trong 2 tiếng, nếu để lâu trứng
sẽ hỏng.
Chỉ nên mua trứng được lưu trữ ở nơi mát mẻ,
kiểm tra để chắc rằng trứng không bị nứt hoặc bẩn, bảo đảm trứng không quá hạn,
chỉ chọn mua trứng đã kiểm dịch.
Trứng lưu trữ trong tủ lạnh cũng chỉ nên để từ 3 – 5 tuần |