Chấn
thương nghiêm trọng trong tập Gym thường xảy ra khi người tập bắt bản thân vượt qua giới hạn luyện tập và cố gắng hoàn thành tất cả những mục tiêu mà họ
đã đề ra. Khi thực hiện các động tác của mỗi bài tập Gym bạn nên chú ý vào sức
khoẻ của mình và đề phòng các chấn thương có thể xảy ra.
Hãy
điểm qua một số chẩn thương nghiêm trọng thường gặp phải trong quá trình tập
Gym để biết cách phòng tránh và xử lý.
Bạn nên biết cách phát hiện, phòng tránh và xử lý các chấn thương khi bắt đầu tập Gym |
1.
Rạn hoặc gãy xương
Khi
bạn thực hiện các bài tập quá sức có thể khiến cho xương phải chịu các lực tác động quá mạnh. Với các động tác mạnh có thể làm xương bị rạn nếu bạn vẫn cố gắng thực hiện.
Những vết nứt, rạn trong xương sẽ khiến bạn cảm thấy rất đau, nhức và vô cùng khó chịu. Nếu bạn càng cố gắng luyện tập thì xương của bạn sẽ bị gãy và nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Phương
pháp hữu hiệu nhất cho chấn thương này này là bạn cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn để
loại bỏ các áp lực lên xương tránh những chấn thương nghiêm hơn trọng trong luyện
tập.
Khi bị chấn thương nay bạn phải được khám bởi bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Trường hợp rạn xương nhẹ sẽ liền lại và không lệch khỏi vị trí. Nếu bị sưng nề bác sỹ có thể kê đơn cho bạn uống thuốc chống phù nề và thuốc giảm đau chống viêm.
Khi bị chấn thương nay bạn phải được khám bởi bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Trường hợp rạn xương nhẹ sẽ liền lại và không lệch khỏi vị trí. Nếu bị sưng nề bác sỹ có thể kê đơn cho bạn uống thuốc chống phù nề và thuốc giảm đau chống viêm.
Bác sỹ sẽ lựa chọn phương điều trị là bó bột hoặc quấn băng thun cố định vị trí tổn thương. Trong thời gian điều trị thì bạn nên dùng thuốc canxi, các thực
phẩm có canxi.
Để phòng tránh chấn thương này bạn nên chọn những
dụng cụ hỗ trợ như găng tay, giày hay các nệm lót sẽ được thuận tiện hơn.
Những vết nứt, rạn trong xương sẽ khiến bạn cảm thấy rất đau nhức và khó chịu |
Trong quá trình tập Gym, các ổ khớp của bạn phải vận động để thực hiện các động tác. Nhưng không vì thế mà bạn lại vượt quá khá năng chịu đựng của các khớp. Trọng lượng của tạ sẽ dồn hết lên bề mặt tiếp xúc của các ổ khớp. Nếu tập luyện quá sức bạn sẽ làm tổn thương bề mặt ổ khớp và đau các khớp khi vận động.
Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm cho các khớp của bạn. Chúng khiến khớp của bạn sưng phù, đau nhức, đôi khi cơ còn bị co giật do các bó cơ bị chèn ép hoặc hạn chế các vận động. Các khớp hay gặp chấn thương này là khớp cổ tay, khớp khuỷa tay, khớp đầu gối, khớp vai…
Phương pháp phòng và điều trị cho chấn thương này là khởi động tất cả các ổ khớp thật kỹ trước khi tập, nghỉ ngơi đúng lúc, đúng chỗ và kịp thời. Khi bị chấn thương bạn có thể chườm đá lên vùng bị thương và đến gặp ngay bác sỹ chuyên khoa để có phương pháp can thiệp phù hợp bằng nẹp hoặc băng thun.
Bạn không nên chủ quan vì nếu để tổn thương kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến chức năng và vai trò vận động của các ổ khớp.
Nếu tập luyện quá sức và khởi động không kỹ sẽ làm tổn thương bề mặt ổ khớp |
3.
Thoát vị đĩa đệm
Hiện nay tập Gym là một trong những phương pháp phổ biến nhất để giữ gìn vóc dáng, có một thân
hình lý tưởng cũng như cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thực hiện các bài tập không
đúng cách sẽ dẫn đến một trong những chấn thương không ngờ tới là thoát vị đĩa đệm.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm trong tập Gym là do người tập bị sai tư thế và tập khối lượng quá nặng.
Khi xuất hiện triệu chứng đau ở vùng cột sống thắt lưng, người tập Gym cần phải nghỉ ngơi, không vận động vùng cột sống thắt lưng và đến gặp ngay bác sỹ chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị. Bạn phải dừng hẳn việc tập
luyện để tổn thương hồi phục hoàn toàn rồi hãy vật động trở lại theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Để phòng tránh chấn thương này bạn phải được hướng dẫn cẩn thận các động tác tập bởi các huấn luận viên thể hình có kinh nghiệm. Đối với các bài tập nặng cho vùng cột sốt thắt lưng thì bạn phải mang đai bảo vệ để tránh các thoát vị đĩa đệm.
Để phòng tránh chấn thương này bạn phải được hướng dẫn cẩn thận các động tác tập bởi các huấn luận viên thể hình có kinh nghiệm. Đối với các bài tập nặng cho vùng cột sốt thắt lưng thì bạn phải mang đai bảo vệ để tránh các thoát vị đĩa đệm.
4. Bong gân
Khi bạn luyện tập, việc căng cơ quá mức sẽ khiến các dây chằng xung quanh các khớp vận động phải tăng cường để đáp ứng cho việc luyện tập. Tình trạng này sẽ khiến cho các bó gân và bó cơ sưng to và làm cho bạn cảm thấy đau nhức vô cùng. Đến
lúc này thì 100% bạn đã bị bong gân.
Phương
pháp điều trị là bạn phải dùng đá lạnh chườm lên, dùng băng thun quấn cố định vị
trí tổn thương. Chấn thương này bắt buộc bạn phải nghỉ ngơi để phục hồi bó gân
đó. Nếu bị bong gân quá nặng thì bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa chấn
thương.
Nếu bong gân, căng cơ tuyệt đối không nên dùng các loại cao
chườm NÓNG như Salonpas, Deep Heat vì sẽ làm sưng và tình hình xấu hơn vì nóng
sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gân tổn thương.
Để phòng tránh bong gân, bạn nên khởi động kỹ trước khi luyện tập. Bạn nên tăng dần khối lượng của các bài tập để hệ thống gân cơ được thích nghi từ từ. Tránh thay đổi đột ngột cả về tư thế và khối lượng bài tập vì dễ gây ra bong gân.
Để phòng tránh bong gân, bạn nên khởi động kỹ trước khi luyện tập. Bạn nên tăng dần khối lượng của các bài tập để hệ thống gân cơ được thích nghi từ từ. Tránh thay đổi đột ngột cả về tư thế và khối lượng bài tập vì dễ gây ra bong gân.
Các dạng tổn thương hệ thống vận động trong tập Gym |
5.
Căng cơ
Căng
cơ là do sự kéo căng cơ quá mức gây dãn cơ không hồi phục. Căng cơ thường xảy ra ở cơ đùi, cơ bắp chân, cơ nhị đầu và tam đầu cánh tay, cơ ngực lớn…
Phương
pháp xử lý khi bị căng cơ là chườm lạnh, cuốn băng và để cao phần bị chấn
thương lên. Nếu không hồi phục sau khi sử dụng các biện pháp này thì bạn nên đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn.
Để phòng tránh hiện tượng căng cơ bạn nên biết nghỉ ngơi đúng lúc để hệ thống cơ có thể phục hồi. Bạn cũng nên lựa chọn động tác và khối lượng bài tập phù hợp với cơ thể mình.
Để phòng tránh hiện tượng căng cơ bạn nên biết nghỉ ngơi đúng lúc để hệ thống cơ có thể phục hồi. Bạn cũng nên lựa chọn động tác và khối lượng bài tập phù hợp với cơ thể mình.
6.
Chuột rút
Triệu
chứng này xuất hiện do bạn tập quá lâu, hoặc quá mạnh dẫn đến các bó cơ không
thể đáp ứng kịp thời nên một phần cơ nào đó sẽ bị co lại, hiện tượng này thường gọi
là "chuột rút".
Có
thể phòng ngừa chuột rút bằng cách uống nhiều nước, bổ sung đủ muối khoáng hoặc
cung cấp các chất này thường xuyên sau khi ra nhiều mồ hôi trong quá trình tập.
Trước khi tập Gym, cần khởi động kỹ để điều hòa tuần hoàn máu. Ngoài ra, bạn
nên nên luyện tập với cường độ và mức độ phù hợp. Bạn nên nghỉ ngơi đúng lúc, đừng
ép cơ thể bạn phải luyện tập quá nhanh và quá sức.
Nếu bạn tập quá lâu hoặc quá mạnh sẽ dễ dẫn đến "chuột rút". |
7.
Phồng rộp
Đây
là tình trạng ai cũng đã gặp ít nhất một lần trong quá trình tập Gym do thay đổi
sự tiếp xúc da ở một số vị trí. Đây là hiện tượng chất dịch chảy ra từ khoảng
trống giữa các lớp da.
Hầu
hết các chỗ rộp đều tự lành sau 3-7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên hãy đến
gặp bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như: chỗ rộp vô cùng đau đớn,
chỗ phồng rộp bị nhiễm trùng. Nốt rộp bị nhiễm trùng sẽ có mủ màu vàng hoặc
xanh lá cây, có thể gây đau, tấy đỏ và nóng. Đừng phớt lờ các chỗ rộp ấy, bởi
đó có thể là nguyên nhân gây ra các hậu quả nghiêm trọng.