Những cây cảnh trong nhà tốt cho sức khỏe con người

Một trong những lợi ích của trồng cây cảnh trong nhà là mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, giúp thanh lọc bầu không khí, hút bụi, hút khí CO2 và thải ra khí O2. Đặc biệt, hiện nay khi trong mỗi hộ gia đình có ít nhất là một chiếc điện thoại, wife, ti vi, tủ lạnh,… Các thiết bị này phát ra các tia phóng xạ, sóng điện từ, tưởng như vô hình mà có hại rất lớn đến sức khỏe của con người, điều mà chính chúng ta không hề nhận thấy. Để bảo vệ sức khỏe của người thân trong gia đình, chúng ta không nên ngần ngại mà hãy nhanh chân lựa chọn cho mình những loại cây sau để trồng và chưng trong nhà mình.
BLOG HAY: Sức Khỏe Phổ Thông
1. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, có nguồn gốc ở vùng Tây Phi. Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây “lưỡi cọp”. Cây có rất nhiều lá mọc thành một cụm 5- 6 lá, lá cây dài mọc đứng thẳng vút, có dạng giáo hẹp, dày, thuôn nhọn ở đầu, gốc bẹ ôm lấy thân, mép lá có màu vàng uốn lượn. Lá màu xanh, có các đường ngang không đều nhau với 2 dải màu kéo dài từ gốc đến ngọn. Hoa có màu trắng 6 cánh, mềm, dài và thuôn. Quả tròn. 
Cây lưỡi hổ dùng để trang trí nội thất, văn phòng công ty, bệnh viện, bàn làm việc hoặc dùng để biếu tặng bạn bè cũng rất tốt. Cây hấp thu khí CO2 và thải ra khí O2 giúp cho căn phòng của bạn luôn thoáng mát, giúp giảm căng thẳng trong những ngày làm việc mệt nhọc. Ngoài ra, nó còn hấp thụ các khí độc lơ lửng trong không khí như nitrogen oxide, formaldehyde. Cây lưỡi hổ tạo cảm giác hài hòa với thiên nhiên, không gian thoáng mát cho căn phòng. Trong phong thủy, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh cá nhân, biểu tượng cho sự mạnh mẽ của loài hổ. Cây chống tà khí, đẩy lùi những điểm xấu, mang lại yên bình và may mắn trong gia đình. 
Cây lưỡi hổ

2. Cây lan ý
Cây lan Ý còn gọi là cây huệ hòa bình, bạch môn, vỹ hoa trắng, tên tiếng anh là Peace Lily, thường mọc thành từng bụi, thân cỏ, lá cây lớn hình bầu dục màu xanh thẫm, phía trên có nhành hoa trắng mướt hoặc pha lẫn chút xanh nhạt trông rất kiêu sa. Đây là loại cây có nguồn gốc từ xứ nóng nên rất phù hợp với khí hậu ở Việt Nam, thích nghi trong môi trường ít ánh sáng, ưa ẩm ướt, đất màu mỡ, nên rất hợp để trồng trong nhà. Cây cần phải chăm bón, tưới nước thường xuyên, không để cây ở khu vực quá nóng hoặc quá lạnh.  
Chậu lan ý có thể đặt bên cạnh bàn làm việc, ở cửa sổ, ban công, quầy tiếp tân. Nó có tác dụng hấp thu bức xạ từ máy tính, benzen là chất rất độc có nhiều trong sơn, formaldehyde. Cây đặt trong nhà sẽ giúp cân bằng các nguồn sóng trong phòng từ các thiết bị điện tử như ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi sóng… Trong phong thủy, lan ý có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hòa và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà, giúp gia chủ có một không gian sống hài hòa và yên bình.
Cây lan ý

3. Cây sen đá Phật bà
Cây sen đá có lá hình bầu dục, phía ngọn lá nhọn, lá mọng nước, các lá mọc xoay tròn xung quanh trục thân tạo nên hình dáng hoa sen rất đẹp. Phía đầu mép lá nhọn có màu tím, tía hoặc hồng tùy thuộc vào ánh sáng. Cây sen đá là một trong những loại cây lâu năm, có nhiều lá và được sắp xếp, bố trí giống như phật bà nên nó được mệnh danh là sen đá phật bà. Đây là loại cây dễ trồng ưa ẩm, bạn nên trồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp nhưng với nhiệt độ trong khoảng 15 - 25 độ C, tốt nhất nên kết hợp làm dàn để che bớt ánh sáng khi thời tiết quá nóng. Không nên tưới nước trực tiếp lên cây, mà tưới vào gốc hoặc tưới từ từ vào lá cây.
Cây sen đá được bố trí trong bàn học, cửa sổ, bàn làm việc, quầy tiếp tân, tiệc cưới,... Cây sen đá có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu, tình bạn vĩnh cửu, bền bỉ, lâu dài. Đúng như sức sống mãnh liệt của cây, không cần chăm sóc nhiều mà cây vẫn sống mãnh liệt. Trong gia đình cây mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình bạn. Ngoài ra, cây sen đá còn biểu tượng cho sự kiên cường.
Cây sen đá Phật bà

4. Cây thường xuân
Từ lâu con người đã biết đến cây thường xuân hay có tên khác là cây trường xuân, cây vạn niên hay cây nguyệt quế. Cây có tên khoa học là Hedera helix. Cây thường xuân sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên, không nên để cây thường xuân ở dưới nắng gắt quá lâu cây sẽ bị vàng lá, yếu ớt. Còn những cây ở trong phòng hàng tháng cũng nên mang cây ra đón ánh nắng mặt trời trong vài ngày để cây có thể tổng hợp được năng lượng cung cấp cho lá luôn xanh tốt.
Cây giúp làm trong sạch không khí giúp loại bỏ 80% khí độc như benzen, phenol, chất nicotin có trong khói thuốc lá. Cây được dùng làm cây cảnh, phong thủy trong gia đình, văn phòng, công viên ngoài trời, khách sạn... Nên để cây gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh sáng, có thể treo ở ban công nhưng tránh ánh sáng. Cây thường Xuân xanh tốt quanh năm, có sức sống mãnh liệt, nên nó được xem là loại cây mang lại may mắn mang lại bình an trong gia đình.
Cây thường xuân

5. Hoa thủy tiên
Có tên khoa học là Narcissus tazetta L.var.chinensis Roem. Hoa thủy tiên là loại hoa gốc Trung Quốc, gồm có hai loại hoa đơn và hoa kép. Hoa thủy tiên là loại hoa sống và sinh trưởng, phát triển trong nước. Củ và lá hoa thủy tiên giống như củ và lá hành tây. Có hoa rất thơm và đẹp.
Thủy tiên có công dụng chữa bệnh rất tốt đối với sức khỏe con người. Hoa và củ thủy tiên có thể chữa các bệnh như áp xe vú, kiết lị, tiểu tiện không thông, mụn nhọt, côn trùng cắn, trẻ em co giật, quai bị. Hoa rất đẹp có vẻ đẹp cao sang quý phái, màu trắng thuần khiết và tinh tế nên được chưng trên bàn thờ tổ tiên hoặc cửa chính, lối đi, treo ở trên cao… Hoa thủy tiên có ý nghĩa phong thủy tốt đối với vận mệnh và sự phát triển của gia chủ, mang đến tài lộc và may mắn, mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho tài năng, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và làm khơi dậy tiềm năng bẩm sinh của con người. Nó còn là nguồn khơi dậy sự sáng tạo và cảm hứng của con người.
Hoa thủy tiên

6. Cây dây nhện
Cây dây nhện tên khoa học là Chlorophytum comosum, tên thường gọi là điếu lan, lan mốc, hoặc cỏ mệnh môn. Cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước và đất. Cây không có thân mà chỉ có lá và cành, lá thường rũ xuống trông rất đẹp mắt. Lá cây có màu xanh, có sọc xanh trắng, xanh vàng ở giữa gân lá. Lá có dáng nhỏ và mềm tạo dáng tao nhã.
Cây dây nhện có tác dụng làm sạch không khí, lọc bụi hút chất độc như formaldehyde, cacbon dioxit, benzene, xylen. Chính vì thế mà nó được ví như một chiếc máy lọc bụi mini tự nhiên. Nên đặt cây ở những vị trí nhiều bụi bẩn như cửa sổ, ban công, lối ra vào, nhà bếp. Cây treo lên tường rủ lá trông rất đẹp nên dùng trang trí có hiệu quả rất cao, nó tạo nên vẻ đẹp lập thể và kiểu cách rũ độc đáo. Vì vậy cây dây nhện có ý nghĩa về phong thủy.
Cây dây nhện

7. Cây trầu bà ta
Cây trầu bà ta tên khoa học là Epipremnum aureum, cây thân thảo, mọc trườn hoặc leo, thường buông nhánh xuống đất, có rất nhiều rễ. Lá đơn, có màu xanh, cuống lá màu tím, có màu vàng nằm rải rác trên mặt lá. Hoa có dạng hình mo, lớn, nằm từng cụm. Cây có nhu cầu nước cao, thích hợp làm cây trồng thủy sinh, sinh trưởng và phát triển tốt, dễ nhân giống bằng cách giâm cành. 
Cây trầu bà ta giúp giảm thiểu không khí bị ô nhiễm, các tia bức xạ và khí độc từ máy tính, ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa và các chất tẩy rửa. Vì vậy, trồng cây trong nhà rất có lợi cho sức khỏe. Nên trồng nhiều cây trầu bà ta ở trong nhà vì nó tạo bầu không khí trong lành trong gia đình, giúp cho tinh thần bạn luôn thoải mái, thông suốt và hạn chế bệnh tật. Đối với phong thủy, cây trầu bà luôn bền bỉ cho dù thời tiết khắc nghiệt, vì vậy mà nó tượng trưng cho sức khỏe lâu dài, ý chí  bền bỉ và mang đến sự may mắn, bình yên và thịnh vượng.
Cây trầu bà ta

8. Cây lô hội 
Cây lô hội hay còn gọi là cây Nha Đam. Cây rất quen thuộc là một sản phẩm làm đẹp và lành da rất kỳ diệu. Nếu bị bỏng hay quầng thâm quanh mắt, có thể lấy ngay cành cắt ra xoa vào rất có hiệu quả. Mặt khác, lô hội hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ngày. Ngoài ra cây cũng mang ý nghĩa tốt trong khoa học phong thủy.

Cây lô hội

9. Cây dương xỉ Mỹ
Loại cây này phù hợp với giỏ treo trong nhà. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, nhưng nhu cầu về độ ẩm khá cao. Cây dương xỉ Mỹ loại bỏ formaldehyde rất tốt. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.
Cây dương xỉ Mỹ

10. Cây trúc mây

Loại cây này còn gọi là mật cật hoặc hèo quạt, cao 1-2m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Trúc mây thích hợp để trồng làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Cây trúc mây lọc tốt amoniac - một chất rất có hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.
Cây trúc mây

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU