”Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ” Hồ Chủ
Tịch.
Sau khi đăng “Những
điểm đặc biệt nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam ” Phần 1,
HaHa rất vui mừng vì được bạn đọc nhiệt tình ủng hộ. Để khuyến khích tinh thần
tìm hiểu lịch sử nước nhà, HaHa sẽ tiếp tục cho ra những phần tiếp theo.
1. Vị vua lên ngôi lớn tuổi nhất
Vua Trần Nghệ Tông,
khi đã 49 tuổi, sau việc lật đổ con rể mình là Dương Nhật Lễ.
Dương Nhật Lễ cũng là người duy nhất không
mang họ Trần làm vua dưới triều Trần. Sau khi Trần Dụ Tông mất, Lễ được chính mẹ
của Dụ Tông là bà Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu đưa lên ngôi. Có được ngôi
báu, Lễ quay lại bức hại bà và quý tộc họ Trần, cốt giành quyền bính cho họ
Dương, ở ngôi được hơn năm thì bị Trần Nghệ Tông giết.
2. Vị vua lên ngôi trẻ nhất
Vua Lê Nhân Tông,
lên ngôi khi mới được 1 tuổi 6 tháng. Vua là con thứ 3 của Lê Thái Tông. Thái
Tông mất sớm, lúc 19 tuổi, trong vụ án Lệ Chi Viên. 4 tháng sau thì Nhân Tông
lên ngôi, quyền bính lúc này trong tay bà Tuyên Từ hoàng thái hậu. Nhân Tông ở
ngôi được 17 năm thì bị anh là Lê Nghi Dân cùng đồ đảng nổi dậy giết chết.
3. Vị vua có nhiều con nhất
Theo nhiều thống kê,
vua Minh Mạng đã ăn nằm với 43 phi tần, sinh hạ được 142 người con. Trong đó có
78 hoàng nam, 64 hoàng nữ. Ông cũng là vị vua có nhiều phi tần và đông con nhất
trong số 13 vua triều Nguyễn.
Minh Mạng là một ông
vua văn võ kim toàn, đưa nước Việt ta trở thành một trong những nước hùng mạnh
nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Vua ở ngôi 21 năm (1820- 1841), thọ 49 tuổi.
Vua Minh Mạng |
4. Vị vua sống thọ nhất
Chúa Nguyễn Hoàng, thọ 88 tuổi. Ông là người đầu tiên khai sinh ra lịch sử nhà Nguyễn 9 chúa 13 vua, dân thường gọi là chúa Tiên. Sự nghiệp của chúa bắt đầu từ tháng 10 năm 1558 khi vào trấn thủ Thuận Hóa, hòng thoát khỏi tai mắt của họ Trịnh. Chúa có công mở rộng bờ cõi nước ta về phía Nam, biên cương trong thời chúa trị vì đến tận tỉnh Phú Yên ngày nay.
Chúa Nguyễn Hoàng, thọ 88 tuổi. Ông là người đầu tiên khai sinh ra lịch sử nhà Nguyễn 9 chúa 13 vua, dân thường gọi là chúa Tiên. Sự nghiệp của chúa bắt đầu từ tháng 10 năm 1558 khi vào trấn thủ Thuận Hóa, hòng thoát khỏi tai mắt của họ Trịnh. Chúa có công mở rộng bờ cõi nước ta về phía Nam, biên cương trong thời chúa trị vì đến tận tỉnh Phú Yên ngày nay.
Chúa Nguyễn Hoàng |
5. Vị vua thọ kém nhất
Vua Lê Gia Tông, thọ 14 tuổi. Vua kế vị anh mình là Lê Huyền Tông lúc 10 tuổi, tôn mẹ nuôi là bà chính phi của chúa Trịnh Doanh làm Quốc Thái Mẫu, còn mẹ đẻ chỉ được tôn làm Chiêu Nghi. Vua ở ngôi được 4 năm, đặt 2 niên hiệu, mất năm 1675, không con nối dõi, ngôi báu thuộc về em là Lê Hy Tông.
6. Vị vua có nhiều con rể làm vua nhất
Vua Lê Hiển Tông có 3 con rể làm vua là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Nhưng khi còn sống ông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình.
7. Vị vua có quan điểm hôn nhân cởi mở và cấp tiến nhất
Lê Thần Tông là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Lê trung hưng. Ông cũng là vị Vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ phương Tây cũng như là vua có nhiều vợ là người các dân tộc. Ông có đến 4 người con đều làm vua: Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông. Trừ người con út Lê Hy Tông, 3 người con trước đều yểu mệnh.
8. Vua lập nhiều hoàng hậu nhất
Vua lập nhiều hoàng hậu nhất là Vua Lý Thái Tổ. Trong thời gian trị vì, ông đã lập 9 hoàng hậu (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016).
Vua Lê Gia Tông, thọ 14 tuổi. Vua kế vị anh mình là Lê Huyền Tông lúc 10 tuổi, tôn mẹ nuôi là bà chính phi của chúa Trịnh Doanh làm Quốc Thái Mẫu, còn mẹ đẻ chỉ được tôn làm Chiêu Nghi. Vua ở ngôi được 4 năm, đặt 2 niên hiệu, mất năm 1675, không con nối dõi, ngôi báu thuộc về em là Lê Hy Tông.
6. Vị vua có nhiều con rể làm vua nhất
Vua Lê Hiển Tông có 3 con rể làm vua là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Nhưng khi còn sống ông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình.
7. Vị vua có quan điểm hôn nhân cởi mở và cấp tiến nhất
Lê Thần Tông là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Lê trung hưng. Ông cũng là vị Vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ phương Tây cũng như là vua có nhiều vợ là người các dân tộc. Ông có đến 4 người con đều làm vua: Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông. Trừ người con út Lê Hy Tông, 3 người con trước đều yểu mệnh.
8. Vua lập nhiều hoàng hậu nhất
Vua lập nhiều hoàng hậu nhất là Vua Lý Thái Tổ. Trong thời gian trị vì, ông đã lập 9 hoàng hậu (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016).
Vua Lý Thái Tổ |
9. Vị vua tại vị lâu nhất
Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 55 năm (1072- 1127). Lý Nhân Tông còn là ông vua có nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi.
10. Vị vua tại vị ngắn nhất
Vua Lê Trung Tông (nhà tiền Lê) và vua Nguyễn Dục Đức (nhà Nguyễn), mỗi vị chỉ ở ngôi được 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu.
Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết.
Vua Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của vua Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi (đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu dâm....), có tang vẫn dùng áo màu.... dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3 ngày ( 20, 21, 22/7/1883 ), bị giam và bỏ đói, rồi chết.
Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 55 năm (1072- 1127). Lý Nhân Tông còn là ông vua có nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi.
10. Vị vua tại vị ngắn nhất
Vua Lê Trung Tông (nhà tiền Lê) và vua Nguyễn Dục Đức (nhà Nguyễn), mỗi vị chỉ ở ngôi được 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu.
Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết.
Vua Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của vua Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi (đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu dâm....), có tang vẫn dùng áo màu.... dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3 ngày ( 20, 21, 22/7/1883 ), bị giam và bỏ đói, rồi chết.