Cùng với Pyotr Đại đế,
bà là một trong hai nhà lãnh đạo được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich
Putin đề cao nhất trong lịch sử nước này.
Nữ hoàng Ekaterina II |
1. Ekaterina II - Nữ hoàng trị
vì lâu dài nhất của Đế quốc Nga
Ekaterina II, Yekaterina Alexeyevna hoặc còn gọi là Catherine Đại đế,
là Nữ hoàng trứ danh và cũng là Nữ hoàng trị vì lâu dài nhất
của Đế quốc Nga, cai trị từ 28 tháng 6 năm 1762 cho tới khi qua
đời 1796 (34 năm). Có thể nói bà là hiện thân của chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng,
tuy là người Phổ, sinh tại Stettin ở Phổ với
tên gốc là Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst-Dornburg nhưng
bà có đóng góp to lớn trong việc đưa Đế quốc Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18.
Catherine khi vừa đến Nga (tranh vẽ bởi Louis Caravaque) |
Trong việc lên ngai vàng của Đế quốc và thực thi thời đại cai trị của mình,
bà thường dựa vào những quý tộc rất được tín nhiệm như Grigory Orlov và Grigory Potemkin. Dưới sự
trợ giúp của các tướng quân tài năng như Pyotr Rumyantsev và Alexander Suvorov, Fyodor Ushakov, Nữ hoàng
Ekaterina đã có thể giúp Đế quốc Nga bành trướng mạnh mẽ bằng cả hai đường chinh phạtvà ngoại giao.
Ở phía Nam, Hãn quốc Krym bị sát nhập vào Đế quốc sau những chiến thắng
trước Đế quốc Ottoman, việc này khiến Đế quốc Nga kiểm
soát được toàn bộ khu vực rộng lớn Novorossiya.
Ở phía Tây, Liên Minh Ba Lan và Litvia được cai
trị bởi người yêu cũ của bà, Quốc vương Stanisław August Poniatowski, đang bị chia
cắt và phần lớn lãnh thổ bị sát nhập vào Đế quốc Nga. Ở phía Đông, bà chủ
trương định cư ở Alaska,
thành lập nên Mỹ Châu thuộc Nga.
Nữ hoàng chủ trương cải cách chính quyền cai trị của Đế chế, và nhiều đô thị đã
được thiết lập theo mệnh lệnh của bà. Cùng với sự ngưỡng mộ đối với Pyotr Đại Đế, Nữ hoàng ra sức thiết lập sự hiện đại hóa cho toàn
bộ Đế quốc Nga theo hướng Tây Âu. Tuy nhiên, chế độ quân sự cưỡng chế và nhu cầu
phát triển kinh tế khiến cho việc đòi hỏi chế độ nông nô ở
các thành bang và địa chủngày càng tăng. Điều này là nguyên
nhân chính dẫn đến các cuộc nổi dậy nông dân, đỉnh điểm là Cuộc bạo loạn Pugachyov bởi người Cozak và nông dân.
Thời đại trị vì của bà được gọi là Thời đại Catherine, được xem
là thời đại hoàng kim của Đế quốc Nga, đặc biệt là đối với giai cấp quý tộc Nga. Bà tích
cực hỗ trợ cho ý tưởng Thời kỳ Khai sáng, tạo nên giai đoạn Chủ nghĩa
khai sáng ở Nga.
Ekaterina II trong trang phục sĩ quan |
2.
Chính sách đối nội
Trong những năm đầu trị vì nước Nga, Nữ hoàng Ekaterina II muốn được tôn
vinh làm Nữ hoàng khai sáng cho đất nước. Về đối nội, bà lấy chính sách ngu dân để trị nước, trong ý nghĩ
luôn khẳng định rằng nô lệ và đầy tớ tồn tại từ thở khai thiên lập địa, song bề
ngoài tỏ ra là người chủ trương nâng cao dân trí cho nước nhà. Đó là việc Nữ
hoàng mời nhà triết học người Pháp Denis Diderot (1713-1784),
người sáng lập Bộ bách khoa toàn
thư các ngành khoa học, nghệ thuật và các nghề thủ công sang
Sankt-Peterburg để xuất bản cuốn Bách khoa toàn thư; trao đổi thư từ với nhà văn, nhà khai sáng Pháp Voltaire (1694-1778),
được nhà triết học này mệnh danh là "Semiramis của phương Bắc"[6][7].
Bà cũng say mê đọc các tác phẩm của Montesquieu (1689-1775),
v.v... Ý tưởng khai sáng của các nhà tư tưởng Pháp được Nữ hoàng lý giải theo
cách riêng của mình, lại cố tìm trong các tác phẩm của họ những điều có thể biện
minh cho chế độ chuyên chế và chế độ nông nô đang tồn tại ở nước Nga bấy giờ.
Ekaterina II công khai thi hành chính sách củng cổ trật tự nhà nước phong kiến.
Các tạp chí của nhà khai sáng Nga Nikolay Ivanovich
Novikov (1744-1818) bị cấm vĩnh viễn năm 1773. Mùa thu năm đó,
Diderot đến kinh đô Sankt-Peterburg cũng không thỏa thuận được với Nữ hoàng về
việc xuất bản bộ Bách khoa toàn thư.
Năm 1789 cuộc Đại cách mạng Pháp nổ
ra, và vua Louis XVI bị chém đầu năm 1793. Pháp được công bố là nước cộng hòa, chế độ phong kiến sụp đổ. Ảnh hưởng của cuộc Đại cách mạng Pháp
như một làn gió tràn vào nước Nga im lìm sau khi nghĩa quân Pugatsov bị đàn áp.
Viên sĩ quan S.N. Glinka dịch bài ca cách mạng La Marseillaise ra tiếng Nga. Nhà văn Ia. B. Kniazhnin viết vở bi kịch Vadim Novgrodski kêu gọi lật đổ chế
độ quân chủ chuyên chế và thiết lập nền cộng hòa. Là người kinh bang kế thế
nhưng lúc này Ekaterina II cảm thấy lo sợ trước nguy cơ nổi loạn. Với bên
ngoài, Ekaterina II kêu gọi các vua chúa châu Âu ủng hộ để giải phóng nước Pháp thoát khỏi
"những tên cướp" và khôi phục chế độ quân chủ; bên trong thì ra sức
đàn áp hòng dập tắt mầm móng khởi nghĩa: giam cầm Novikov ở pháo đài
Shlisselburgskaia còn nhà văn Kniazhnin bị bỏ tù và mất trong ngục năm 1790.
Tranh vẽ Nữ hoàng Catherine vào năm 1770 |
3.
Chính sách đối ngoại
Nếu trong lĩnh vực đối nội, Ekaterina không hoàn toàn thực hiện được những
mong muốn của mình, thì trong lĩnh vực đối ngoại bà đã làm được nhiều thành
tích hơn. Những sự thành công này một phần nhờ vào tài năng và sự lãnh đạo của
Ekaterina, một phần cũng nhờ vào việc Ekaterina đã tập hợp được những cận thần
xuất sắc và tài ba.[8] Đế
quốc Nga dưới thời Ekatêrina II đã thực hiện nhiều hoạt động bành trướng lãnh
thổ và thôn tính được các khu vực Bắc ven biển Đen,
Krym, Bắc Kavkaz, vùng lãnh thổ phía Tây Ukraina, Bạch Nga, Litva với tổng diện
tích lên tới 518 nghìn cây số vuông (20 vạn dặm vuông).
Rõ ràng việc củng cố chế độ quân chủ chuyên chế là quốc sách đối nội đầu
tiên của Ekaterina II. Trong chính sách bang giao với các nước châu Âu,
Ekaterina II cũng đặt mục đích củng cố Đế quốc Nga trên vũ đài chính trị châu
lục này, nhất là trong tình hình các cường quốc châu Âu có thuộc địa ở Nam Á và Đông Nam Á đang phát huy ảnh hưởng của mình, và Ekaterina
II và triều đình Nga cảm thấy lo ngại trước tình thế lúc bấy giờ đối với nước
Nga chưa có hải quân ở Kamchatka và cảng trên
bờ biển Okhotsk Thái Bình Dương. Nhìn chung tất cả những chính
sách đối ngoại của Ekaterina hoàn toàn nhằm mục đích phục vụ cho cái mà bà coi
là quyền lợi của nước Nga, và gốc tích dân tộc Đức dường không có ảnh hưởng gì
đến quyết sách của nữ Nga hoàng[9].
Từ sau khi hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Mông Cổ, nước Nga phải đối phó với ba đối
thủ chính trên lĩnh vực đối ngoại: đế quốc Ottoman, Vương quốc Ba Lan và
Vương quốc Thụy Điển. Thụy Điển đã suy yếu sau khi bị Pyotr I đánh bại
trong cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm và không còn là vật cản trên con đường
bành trướng của Nga nữa. Ba Lan cũng bị những mâu thuẫn nội bộ xâu xé và hoàn
toàn nằm dưới sự bảo hộ của Nga từ thời Pyotr I. Chính sách của Nga đối với Ba
Lan là duy trì một quốc gia Ba Lan nguyên vẹn nằm dưới tầm ảnh hưởng của Nga,
mưu dùng Ba Lan làm một nước đệm ngăn cách Nga với các cường quốc châu Âu. Tuy
nhiên, đổi lại Nga phải chấp nhận từ bỏ việc bành trướng sang phía Tây, điều mà
Đại đế Ekaterina II ít mong muốn nhất.
4.
Ekaterina II và các tình nhân
Nữ hoàng Ekaterina II bị chỉ trích là rất phóng đãng trong cuộc sống riêng
tư. Thậm chí, các nhà cách mạng Jacobin đã gọi bà là "Hoàng hậu Messalina của phương Bắc", ví bà
với người vợ khét tiếng dâm đãng của Hoàng đế Claudius vào
thời La Mã cổ đại. Quả thực từ khi lấy chồng năm 15 tuổi cho đến
lúc qua đời ở tuổi 67, Ekaterina có rất nhiều người tình, từ những đại quý tộc
tài năng quyền cao chức trọng như Công tước Saltykov, Tư lệnh Grigori Ooclop,
Phó vương Krym Patyómkin cho đến những kẻ bất tài và có cuộc sống riêng tư rất
đáng ngờ như Zavadovski (một cậu tình nhân rất trẻ), Zorick, Mamonov, Yermolof, Arkarov (một tên gián điệp), Landskov (một họa sĩ), Công tước Platon
Alexandrovich Zubov (trẻ hơn bà tới gần 40 tuổi)…
5.
Những gì hậu thế đánh giá về bà
Tranh vẽ Catherine năm 1787 (bởi Mikhail Shibanov) |
Nữ hoàng Ekaterina II là hiện thân của đế quốc Nga quân chủ chuyên chế. Nhưng
bên cạnh đó, hơn 30 năm trị vì của bà đã đưa Đế quốc Nga tiến lên một bước để trở thành cường quốc thực
sự sánh vai với các cường quốc khác ở châu Âu cuối thế kỷ 18.
Là nhà hoạt động nhà nước cơ mưu, Ekaterina II biết nhìn nhận nước Nga
trong mối tương quan ở khu vực châu Âu và toàn cầu. Bà là một trong những vị
Quân vương vĩ đại nhất và thành công nhất của châu Âu vào thế kỷ XVIII. Nhưng
mặt khác, xét trên bình diện phản tiến bộ, Ekaterina đã lợi dụng trí tuệ và nền
văn minh thế kỷ Khai sáng ở Tây Âu để
trị quốc, trấn áp những phong trào quần chúng và khởi nghĩa nông dân, bóp nghẹt
các lực lượng tri thức chủ trương lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế theo
gương Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
Nguồn tham khảo: Wikipedia