Ông được đánh giá là một trong những vị
hoàng đế kiệt xuất của thế giới, được nhân dân Nga tôn vinh là nhân vật lịch sử
vĩ đại nhất nước này (vượt cả Stalin và Lenin).
Ít ai biết rằng trong lịch sử nước Nga, có một nhân vật
được đánh giá cao hơn cả Lenin và Stalin, ông chính là Pyotr Đại đế,
người được so sánh ngang hàng với hoàng đế Julius Caesar nhờ những cải
cách kiệt xuất xuyên suốt chiều dài lịch sử của nước này.
Có thể nói, để có một nước Nga lớn mạnh như ngày nay,
không ai có thể phủ nhận công lao to lớn mà vị hoàng đế này mang lại.
1. Pyotr Đại đế - nhà cải cách kiệt xuất của nước Nga
Pyotr (sinh ngày 10 tháng 6 năm
1672 tại Moskva – mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg) là Sa hoàng
của nước Nga (cũ) và sau này là Hoàng đế của Đế quốc Nga (từ năm 1721).
Chân dung Pyotr Đại đế |
Ông là con vợ
sau của Nga hoàng Aleksei I, còn Fyodor là con trai của người Hoàng hậu trước
nên đã được lên làm vua ngay ở tuổi 15. Nhưng Fyodor tính tình yếu đuối, nhu
nhược không có phẩm chất của một vị Đế vương.
Do đó, hội đồng
Boyar Duma của tầng lớp quý tộc Nga đã ủng hộ Pyotr làm vua, nhưng công chúa
Sophia (người chị cùng cha khác mẹ của ông) lại không tán thành và tổ chức bạo
loạn giành chính quyền, trở thành người có quyền lực nhất lúc bấy giờ.
Từ đó Sophia
đồng nắm quyền với em trai yếu đuối Fyodor. Pyotr lúc ấy chỉ hơn 10 tuổi đã rời
xa kinh đô Moskva tới nơi thôn dã, ở đây ông lớn lên trong yên bình với những
trò chơi đánh trận giả ưa thích cùng bạn bè.
Sau này, ông lập nên Lữ
đoàn Preobrazhenskoe với sự tham gia của những người bạn thuở thơ ấu. Ngoài ra,
một thương nhân già người Hà Lan tên là Franz Timmerman (sau trở thành cố vấn)
đã dạy cho Pyotr số học, hình học, cách tính toán đạn đạo…
Sau đó, Nga
hoàng Pyotr học đóng thuyền trên bờ hồ Pleschev. Niềm đam mê với những con thuyền
đã giúp ông lên đường học hỏi những tiến bộ từ phương Tây.
Về phần người
chị, tuy nắm quyền điều hành nhưng luôn canh cánh mối lo về Pyotr nên luôn tìm
cách hãm hại để có thể làm nữ hoàng. Sophia lúc này bị mất uy tín trong khi
Pyotr được sự ủng hộ từ quân đội và tầng lớp quý tộc.
Năm 1689,
Pyotr lật đổ Sophia và chính thức lên ngôi vua (cũng đồng nắm quyền với Fyodor
nhưng thật ra chỉ là hình thức vì quyền lực đều trong tay Pyotr).
Nước Nga trước đó là một đất nước lạc hậu |
Trong hai năm
1693 và 1694, Pyotr đi đến Arkhangelsk
để quan sát cách vận hành một bến cảng, tập lái tàu biển. Sau đó, ông đặt mua
chiếc tàu đầu tiên và đóng tàu cho Hải quân Nga.
Nhận thấy tầm quan trọng
của nền hàng hải, ông càng quyết tâm học hỏi điều hay từ Tây Âu và chú tâm đến
việc xây dựng cảng biển.
Năm 1696,
Pyotr Đại đế trở thành vị Nga hoàng duy nhất, là nhà cầm quyền tối cao độc nhất
của đất nước Nga khi anh trai mình qua đời.
Trong những
năm 1697 - 1698, ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và
truyền bá vào Nga.
Ông tiến hành
cải tổ kinh tế, bộ máy chính quyền (thành lập thể chế nghị viện), thành lập Hải
quân, giúp nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó.
Nhận thấy hạn
chế khi không có biên giới thông ra biển tới các nước Tây Âu, ông đã tiến hành
những cuộc chiến với đế quốc Ottoman hùng mạnh bậc nhất.
2. "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Sau khi mở rộng biên giới
ra biển, Pyotr Đại đế tiến hành "liên minh chống Thổ" với
một số nước Tây Âu nhằm chống lại đế quốc Ottoman và học hỏi từ người Âu.
Ở những nơi
mà ông đi qua, ông giao lưu kết bạn với nhiều nhà khoa học, họa sĩ, thợ đóng
tàu... Với lòng ham học hỏi ông đã ứng dụng những điều học được để giúp đất nước
mình thay đổi.
Ông tiến hành
cải tổ toàn diện, đưa nước Nga trở thành thế lực có tầm ảnh hưởng tới chính các
quốc gia mà ông đã học hỏi.
Để mở rộng và
tăng cường sức mạnh, ông đã tuyên chiến với Thụy Điển. Cuộc chiến kéo dài tới
20 năm với sự tham chiến của nhiều nước Tây Âu.
Sau này, các sử gia gọi
đây là "đại chiến Tây Âu". Ban đầu, Pyotr thất trận nhưng điều đó chỉ
làm vị vua trẻ nhận ra điểm yếu của mình và nhanh chóng khắc phục, giúp nước
Nga đánh bại Thụy Điển.
Vua Thụy Điển
là Karl XII sau khi thua trận, đã chạy sang Ottoman và lôi kéo đế quốc này vào cuộc
chiến. Năm 1710, Ottoman tuyên chiến với nước Nga Sa hoàng. Chỉ một năm sau, nước
Nga thất bại và phải nhượng lại một phần lãnh thổ chiếm được.
Năm 1714, Đại
chiến Bắc Âu tái diễn khi Nga và Thụy Điển một lần nữa đối đầu. Dù có sự hậu
thuẫn của Anh, Thụy Điển vẫn không thể đánh bại Nga và buộc phải ký hiệp ước cắt
nhượng đất.
Trong 21 năm
chiến tranh với Thụy Điển, Nga hoàng Pyotr cũng cho sứ giả đến thuyết phục các
nước Trung Á, Ấn Độ quy phục.
3. Cải cách toàn diện đất nước
Trong nước, ông tiến
hành cải cách, thay đổi thói quen lạc hậu của người Nga như cắt đi bộ râu dài
truyền thống, cấm mặc áo rộng thùng thình.
Những ngành
liên quan đến vũ khí như luyện kim, đóng tàu được chú trọng đặc biệt. Pyotr Đại
đế áp dụng chính sách bảo hộ quan thuế, đẩy mạnh xuất khẩu.
Ông cho đào
kênh và xây dựng bến cảng, chú trọng quân đội, vũ khí, xây dựng trường học,
phái du học sinh đi Tây Âu học, cho phép dân thường đi học, dịch sách nước
ngoài sang tiếng Nga.
Pyotr Đại đế xây dựng hải quân Nga đầu tiên |
Nhiều thành tựu to lớn
đã đạt được dưới thời Pyotr Đại đế như thuyền buồm chạy ngược gió. Ông còn cho
xây dựng ở Moskva một y viện ngoại khoa có phòng mổ đầu tiên. Ở tất cả các
thành phố đều có nhà thuốc.
Pyotr I cho
xây các bảo tàng, xưởng in, thư viện và kịch viện đầu tiên ở Nga. Năm 1703, tờ
báo đầu tiên ở Nga được phát hành mang tên Vedomosti; lịch cũ cũng được thay thế
theo lịch Âu.
Năm 1721, 30
nhà vẽ bản đồ nhận chỉ thị của hoàng đế để vẽ tấm bản đồ nước Nga. Năm 1724,
trước khi qua đời, ông vẫn dốc tâm xây dựng Viện Khoa học Nga.
Về hành
chính, ông cho xóa bỏ bộ máy nhà nước cồng kềnh, trọng dụng nhân tài, tổ chức lại
bộ máy hành chính và quan lại. Ông ra các điều luật có lợi cho dân thường, phụ
nữ, giảm địa vị của tầng lớp quý tộc.
Quá trình cải cách toàn diện làm thay đổi nước Nga |
Năm 1725, ông tiến hành xây dựng cung điện Mùa hè Peterhof, được mệnh danh "Versailles của nước Nga".
4. Vị hoàng đế vĩ đại băng hà
Mùa đông năm 1724, 1 chiến
hạm từ Kronshtadt trở về kinh đô Sankt-Peterburg bị mắc cạn ở vịnh Phần Lan, để
cứu tàu, ông và đoàn thủy thủ đã nhảy xuống dòng nước lạnh giá.
Về sau, mặc
dù cứu được tàu và đoàn thủy thủ trở về an toàn, Pyotr đã bị cảm lạnh, bệnh
tình trở nặng nên 1 năm sau ông đã qua đời ở tuổi 53.
Tượng Pyotr Đại đế |
5. Những gì hậu thế đánh giá về ông
Lịch sử đã dành cho
Pyotr Đại đế nhiều lời khen ngợi. Có lẽ lời khen ngợi đi đầu là tầm nhìn chiến
lược của ông, kế đến là nhận thức và quyết tâm chống lại chính quyền bảo thủ
lúc bấy giờ.
Chính ông đã tạo dựng
nên hải quân và đội thương thuyền hàng hải từ con số không: không tàu thuyền,
không có công nghệ đóng tàu, không có ai biết lái tàu biển.
Cùng với nữ hoàng
Ekaterina II, ông là một trong hai nhà lãnh đạo được Tổng thống Nga Vladimir
Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước này. Ông được so sánh với
hoàng đế La Mã Julius Caesar vì cả 2 đều có những chiến công vĩ đại cho dân tộc
mình.
Ông được tôn
vinh là "Hoàng đế phương Đông" hay "Hoàng đế toàn Nga",
"Cha của tổ quốc"... người có công đưa nước Nga lạc hậu thành một cường
quốc trên thế giới.
(Nguồn tham khảo: Britannica, Wikipedia)