Những việc bạn cần phải làm ngay sau khi bị đuổi việc

Nhiều người đã ví bị đuổi việc giống như cái chết. Công việc của bạn biến mất, những người đồng nghiệp mà bạn thật sự quý mến và được gặp hàng ngày giờ đây đã không còn hiện diện trong cuộc sống của bạn nữa. Bạn đã xác định đó là công việc mình hằng mong muốn, và rồi bỗng nhiên mọi thứ tan biến. Trong quá trình làm việc, có thể bạn đã trải qua nhiều lần bị sa thải, trong đó có thể được thông báo trước và cũng có thể là hoàn toàn bất ngờ. HaHa sẽ chia sẻ với các bạn những gì bạn cần quyết định làm ngay sau khi bị sa thải hoặc thôi việc. Đây có thể là bước đệm lớn để bạn đi đến thành công tiếp theo. Với bản kế hoạch những bước cụ thể dưới đây có thể giúp bạn nhanh chóng gượng dậy, thậm chí trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
1. Hãy cho bản thân thời gian để bình tâm trở lại
Dù bạn có là một người kiên cường tới đâu chăng nữa, nhưng bị mất việc sẽ luôn là một cú đấm “mạnh” xoáy thẳng vào mặt bạn. Nếu bạn cảm thấy cần phải đau buồn, cứ hãy để mình trôi theo cảm xúc đó. Đầu tiên, bạn cần phải tập trung vào chính cảm xúc của bản thân và hãy tiếp nhận bất cứ sự giúp đỡ nào có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn hãy sử dụng mạng lưới quan hệ của mình của mình và tận dụng bất cứ nguồn lực nào có sẵn từ công ty cũ của bạn.
Dù bạn làm bất cứ điều gì, đừng cố tỏ ra mạnh mẽ. Hãy cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi thay vì cố gắng làm việc với mớ cảm xúc hỗn độn vì điều đó có thể ảnh hưởng đến những quyết định sau này. Nó sẽ chỉ khiến bạn gặp khó khăn nhiều hơn trong việc ổn định tư tưởng để tìm kiếm một công việc mới.
Hãy để mình trôi theo cảm xúc
2. Biết cách quản lý tiền bạc
Bạn cần phải làm một số việc để đảm bảo giảm thiểu các rủi ro tài chính. Đầu tiên, bạn cần phải nắm rõ tình trạng tài chính của bản thân và các nguồn thu nhập đang có. Từ đó, hãy tạo một kế hoạch chi tiêu thích hợp với tình hình tài chính của bản thân. Hãy nhìn lại tài khoản ngân hàng của mình hay kiểm tra lại mình đang có khoản thu nhập khác nào ngoài lương mà trước giờ bạn đã vô tình bỏ quên hoặc không chú tâm vào nó. Bạn hãy chủ động tài chính của mình và cố gắng làm điều đó thật sớm.
Bạn cần phải nắm rõ tình trạng tài chính của bản thân
3. Hãy xây dựng lịch trình cho bản thân
Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và dễ dàng trở lại với nhịp sống hằng ngày một cách nhanh chóng, nếu bạn tiếp duy trì giờ giấc sinh hoạt của bản thân như khi còn đi làm. Khi bạn thất nghiệp, bạn hãy nên tiếp tục dậy sớm như bình thường và đi đến phòng gym, sau đó bạn bắt đầu các hoạt động tìm kiếm, tra cứu thông tin việc làm vào khoảng 9 giờ sáng. Điều đó giúp bạn tập trung vào các mục tiêu cần thực hiện và hạn chế tối đa những cảm xúc tiêu cực.
Bạn nên tập trung vào các mục tiêu cần thực hiện
4. Nhìn nhận lại những gì đã xảy ra
Bạn cần nhìn nhận lại những gì đã xảy ra để thấy xem có bất cứ điều gì lẽ ra mình có thể làm tốt hơn hay không. Hãy suy nghĩ về những lý do được công ty đưa ra để chấm dứt hợp đồng làm việc của bạn. Đừng nghĩ cách đổ lỗi cho công ty hoặc bản thân bạn, bởi vì điều này chẳng đem lại lợi ích gì cả. Tốt hơn hết, hãy nghĩ lại xem bạn đã học hỏi được gì từ kinh nghiệm này.
Hãy suy nghĩ rằng trước khi bạn bị sa thải thì đã có những manh mối nào không? Có lẽ là bạn càng lúc càng ít được gọi tham dự các cuộc họp, hoặc sếp của bạn chẳng buồn nhìn vào mắt bạn nữa? Liệu những vấn đề ngắn hạn về hiệu suất công việc chính là nguyên nhân khiến cho “giọt nước tràn ly” và khiến công ty quyết định sa thải bạn? Có điều gì mà bạn có thể làm khác được không? Nếu có, hãy xem đó là một bài học. Nếu không, hãy bỏ qua đi.
Bạn cần nhìn nhận lại những gì đã xảy ra
5. Biết giá trị của bản thân
Khi bạn bị sa thải chẳng khác nào bạn bị một cú tát vào cái tôi và lòng tự tôn của bản thân. Để có thể khẳng định lại vị trí của bản thân và chuẩn bị cho quá trình tìm kiếm công việc tiếp theo của bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ và tìm kiếm những giá trị mà mình có thể đem lại. Điều đó sẽ làm nên sự khác biệt đáng kể: hoặc là bạn quá tự ti và chịu chấp nhận một công việc xoàng xĩnh, hoặc là bạn lấy lại được sự tự tin và giành được một công việc thật tuyệt vời.
Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ và tìm kiếm những giá trị mà mình có thể đem lại
6. Biết cách giải thích tại sao mình bị sa thải
Một vài ngày sau khi bạn bị sa thải, gần như dĩ nhiên, những người thân hay bạn bè sẽ hỏi xem chuyện gì đã xảy ra với bạn - câu hỏi mà nhiều khi hoàn toàn không có sự chuẩn bị trước.
Bạn cần chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao bạn rời khỏi công việc của mình?”. Sớm hay muộn, bạn phải trả lời được câu hỏi này cho những người quen biết, cũng như các nhà tuyển dụng tiềm năng. Khi ai đó hỏi bạn tại sao bạn lại bỏ công việc trước đó, hãy nghĩ cách trả lời sao cho hay nhất mà vẫn bảo đảm tính trung thực. Ví dụ, nếu nguyên nhân mất việc là do bộ phận của bạn đã bị tinh giản, thì đó là một câu chuyện rất khác so với việc bị sa thải vì hiệu suất kém.
Bạn cần chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao bạn rời khỏi công việc của mình?”
7. Tìm kiếm công việc bạn mong muốn
Ngay cả khi bạn cho mình thời gian nghỉ ngơi để vượt qua khoảng thời gian bị sa thải, hãy bắt đầu suy nghĩ về nơi bạn muốn tới tiếp theo. Bạn có muốn tiếp tục con đường mà bạn đang đi? Hay bạn muốn rũ bỏ và thử một thứ gì đó mới mẻ hơn?
Nếu bạn không hài lòng với sự nghiệp hiện tại, bạn luôn có cơ hội để thay đổi, thậm chí tham gia vào một lĩnh vực hoàn toàn mới. Ngay khi bạn có được tầm nhìn về những gì mình muốn, hãy viết lại CV của mình để thích hợp với công việc mà bạn theo đuổi và biết cách làm nổi bật những kỹ năng có thể thu hút các nhà tuyển dụng.
Bạn hãy bắt đầu suy nghĩ về nơi bạn muốn tới tiếp theo
8. Lắp đầy khoảng trống
Trong khi bạn đang suy nghĩ về các bước tiếp theo và tương lai sự nghiệp, hãy cố gắng trau dồi thêm kỹ năng của bản thân. Có phải bạn đang thiếu một số kỹ năng có thể khiến bạn rơi vào thế bất lợi? Khoảng thời gian thất nghiệp có thể cung cấp thời đủ thời gian để bạn tham gia vào các khóa học nghiệp vụ để củng cố các kỹ năng chuyên môn hoặc khả năng quản lý. Nếu bạn cần lắp đầy khoảng trống về kỹ năng, hãy tìm kiếm cơ hội ngay từ lúc này.
Bạn hãy cố gắng trau dồi thêm kỹ năng của bản thân
9. Xách ba lô lên và đi tìm việc
Sau quá trình tự chăm sóc, đánh giá lại những gì đã qua và trao dồi kỹ năng của bản thân, bạn đã sẵn sàng để tìm kiếm một công việc mới. Trước hết bạn nên tìm kiếm công việc thông qua các mối quan hệ của bản thân và thông báo cho họ biết các mục tiêu của bạn là gì. Tùy thuộc vào kế hoạch của bạn, bạn có thể liên hệ với các dịch vụ tìm việc và bắt đầu trả lời các quảng cáo tuyển dụng.
Bạn đã sẵn sàng để tìm kiếm một công việc mới
Dù bạn làm gì, đừng bỏ cuộc hay khiến các suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tương lai của bản thân. Việc khởi động và duy trì được quá trình tìm việc quan trọng hơn rất nhiều so với cứ suy nghĩ: ‘Tôi phải giành được công việc đó ngay trong ngày hôm nay’”.

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU