Các cách sử dụng thực phẩm sai lầm gây tác hại khôn lường

Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý đến. Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Chúng có thể 'hợp đồng tác chiến' hoặc kiềm chế lẫn nhau, thậm chí gây phản tác dụng khiến cơ thể bị trúng độc.
1. Kết hợp thịt lợn với các thực phẩm khác sẽ gây hại
  • Nấu chung thịt lợn với thịt bò
Dù cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.
  • Nấu chung thịt lợn với gan dê
Người xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu”. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn. Chính vì thế, không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.
  • Nấu chung thịt lợn với rau thơm
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
  • Nấu chung thịt lợn với đậu tương
Bạn không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Khi chế biến thịt lợn với một số thực phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe
2. Thịt bò khi nấu chung với một số thực phẩm khác sẽ gây hại cho cơ thể
  • Nấu chung thịt bò với đậu đen
Thịt bò giàu chất sắt thường được dùng để bổ máu, nhưng khi ăn cùng đậu đen sắt sẽ bị giảm hấp thu một cách nghiêm trọng. Bởi lẽ trong đậu đen rất giàu chất xơ thô, to khiến giảm hấp thu sắt. Để tránh tình trạng này các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 2 loại thức phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ.
  • Nấu chung thịt bò với đậu nành
Đậu nành thuộc nhóm có nhiều purin. Chất này là nguyên nhân tạo ra acid uric gây ra bệnh gout. Thịt bò cũng vậy chứa nhiều purin là một trong những loại thực phẩm tọa ra nhiều uric. Chính vì vậy khi ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm tăng cường acid uric gây cơn đau khớp. Và đối với bệnh nhân gout thì đây là sự kết hợp vô cùng nguy hiểm.
  • Ăn chung thịt bò với rượu
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón, viêm khóe miệng, mắt đỏ, ù tai.
Thịt bò cũng cần tránh kết hợp với một số thực phẩm

3. Hâm nóng một số loại thực phẩm sẽ gây hại
  • Cần tây, rau bina và củ cải đường
Nhiệt có thể là nguyên nhân khiến cần tây, rau bina, củ cải đường bị nitrat hóa và sản sinh ra các độc tố, giải phóng các chất gây ung thư khi chúng được hâm nóng lên lần thứ hai. Vì vậy, nếu bạn không ăn hết những thực phẩm này trong 1 lần, bạn nên ăn nguội để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Nấm
Bạn chỉ nên ăn nấm ngay sau khi nấm tươi được chế biến bởi protein trong nó có thể bị biến đổi và gây hại cho sức khỏe ngay sau khi bạn cắt, rửa chúng.
  • Trứng
Trứng là nguồn dồi dào protein. Khi ăn các loại trứng như trứng luộc, trứng rán, bạn cũng không nên hâm nóng lại chúng. Các protein này bị phá hủy nếu bạn hâm nóng chúng, đồng thời sản sinh chất độc gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho bạn. Dù là trứng luộc, ốp hay trứng rán bạn cũng không nên hâm nóng lần thứ hai.
  • Khoai tây
Hãy làm nguội khoai tây một cách nhanh chóng và đưa vào tủ lạnh để bảo quản nếu bạn không ăn hết trong một bữa, điều này sẽ giúp giữ lại toàn bộ dinh dưỡng của khoai tây. Nếu bạn để khoai tây nguội ở ngoài nhiệt độ phòng hay hâm nóng lại khoai tây sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Nó sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn làm nóng trong lò vi sóng.
  • Cơm
Theo Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA), gạo chưa làm chín có thể chứa các bào tử của vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Khi nấu chín thành cơm, bào tử vi khuẩn này vẫn có thể tồn tại... Sau đó, nếu cơm để nguội ở nhiệt độ phòng rồi hâm nóng lại, các bào tử sẽ nhân lên và sản xuất ra chất độc gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên làm nguội nhanh cơm và bảo quan trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn phát triển.
  • Thịt gà
Khi hâm nóng thịt gà, protein trong thịt sẽ bị biến đổi thành phần và gây ra các vấn đề về tiêu hóa gây hại cho sức khỏe. Vì thế, hãy hạn chế việc hâm nóng thịt gà, hoặc nếu muốn hâm nóng bạn nên nấu chín kỹ và bọc kín trong giấy nhôm, bạc trước khi làm nóng.
Một số thức ăn sẽ không tốt khi bị hâm nóng nhiều lấn
4. Một số thực phẩm khi kết hợp với nhau sẽ sinh ra độc tố
  • Tỏi kết hợp với thịt gà
Thịt gà tính cam ôn, hành tỏi đại nhiệt, các thứ đó ăn lẫn dễ sinh ra kiết lỵ. Nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.
  • Tỏi kết hợp với trứng gà
Tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi kết hợp chung với trứng, đặc biệt là khi tỏi dùng để khử quá cháy sém.
  • Ăn hải sản có vỏ với các món chứa nhiều vitamin C
Nói dễ hiểu là ăn tôm, cua, hến… và uống các loại nước đi kèm như cam, chanh. Trong cơ thể của những động vật có vỏ chứa khá nhiều chất asen hóa trị 5 (không gây hại cho cơ thể) nhưng khi kết hợp cùng vitamin C sẽ biến thành asen hóa trị 3 (tức là thạch tín), là chất rất độc có thể gây chết người.
Bạn không nên ăn tôm với chanh
  • Ăn đậu hũ kèm mật ong
Lỡ như đang thèm đậu hũ nước đường mà người bán hết nước đường thì bạn cũng đừng dại thay thế bằng mật ong ăn kèm nhé. Trong hầu hết đậu hũ đều có thành phần thạch cao gặp các khoáng chất có trong mật ong dễ dàng tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, khiến người ăn khó thở dẫn đến hôn mê. Nếu bị bệnh về tim mạch càng cấm không được ăn món ăn kết hợp này, thời gian tử vong sẽ còn nhanh hơn nếu người ăn mắc phải các bệnh về tim mạch.
  • Thịt dê và nước trà 
Mặc dù cả hai loại thực phẩm này đều cung cấp khá nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng khi kết hợp với nhau chúng lại gây hậu quả khôn lường. Thường sau khi ăn người Việt ta có thói quen tráng miệng cho sạch bằng 1 tách trà, nhưng bạn đừng uống thứ nước này sau lần thưởng thức dê nhé. Chất axit tanin từ trà sẽ kết hợp với protein trong thịt dê tạo thành chất tanalbit. Chất này tác động xấu đến niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư. 

5. Chế biến thức ăn sai cách sẽ không tốt cho sức khỏe
  • Cắt nhỏ thịt ngay sau khi nấu xong
Bạn cảm thấy quá đói và muốn thưởng thức ngay món thịt vừa chế biến ngay sau khi tắt bếp. Bạn cắt (thái) thịt ngay lập tức mà không chờ thêm một khoảng thời gian để thịt nguội.
Điều này làm một lượng dinh dưỡng đáng kể trong thịt bị mất đi bởi cắt nó quá sớm sẽ khiến phần nước bên trong tràn ra ngoài mà không kịp ngấm kĩ.
Sau khi nấu, hãy để miếng thịt từ 10-15 phút, cho nước được ngầm đều vào từng thớ thịt rồi mới đem đi thái nhỏ.
  • Sử dụng gừng tươi đã bị dập, mọc mầm
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
  • Đun dầu ăn lại
Thông thường, bạn sẽ cho dầu vào trước rồi bật lửa để cho bếp nóng lên. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta hay tranh thủ làm những công đoạn khác.
Khi có làn khói xuất hiện, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để thêm nguyên liệu vào. Thao tác này mang tính phản khoa học bởi khi đun dầu quá nóng, các phân tử trong đó bắt đầu bị phá vỡ, phá hủy chất chống oxy hóa có lợi của dầu và hình thành các hợp chất có hại.
Hãy thay đổi thói quen này bằng cách làm nóng dầu vừa phải trước khi nấu nướng thực phẩm.
  • Không vệ sinh dao, thớt trước khi dùng
Thói quen xấu thường có rất nhiều người mắc phải là việc không vệ sinh dao, thớt trước khi sử dụng, vì nhiều người cho răng nó vẫn sạch nên không cần vệ sinh. Nhưng ý nghĩ đó rất sai lầm bởi các vật dụng này thường rất dễ bị các yếu tốt khác xâm nhập vào như các chất bẩn, vi khuẩn, nấm mốc…, đặc biệt là những ngày có thời tiết bị nồm, ẩm ướt. Chính vì thế bạn nên thay đổi quan điểm, nên vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng dao, thớt trước khi chế biến thực phẩm, nhất là thực phẩm chính bạn nhé!
Bạn phải vệ sinh lại dao, thớt sạch sẽ trước khi dùng
  • Nêm mì chính sai cách
Nêm mì chính khi thức ăn đã nguội là cho mì chính rất khó hòa tan ở nhiệt độ thấp. Chính vì thế nó sẽ làm mất đi hương vị của món ăn và gây tác hại cho sức khỏe.
Bạn cũng không nên cho mì chính vào món ăn có vị chua vì khi cho mì chính và các món ăn có vị chua, tính axit trong thức ăn đó sẽ làm biến đổi thành phần của mì chính tạo ra các chất có hại cho sức khỏe. Không những vậy nó còn làm cho món ăn bị biến đổi hương vị không còn được ngon miệng. Ngoài ra bạn cũng không nên cho mì chính vào đồ ăn ngọt vì khi chế biến các món đồ ăn ngọt nếu cho thêm mì chính vì nó sẽ làm tăng vị ngọt của đồ ăn gây ra vị lợ rất khó nuốt.
Bạn không nên dùng mì chính với trứng vì trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ mì chính tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế bạn không cần cho mỳ chính vào trứng, nếu cho vào sẽ gây nên tình trạng thừa mỳ chính và gây hại cho sức khỏe.
BLOG HAY: Sức Khỏe Phổ Thông

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU