3/9/2017
Triều Tiên xác nhận thử thành
công bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa, có sức mạnh ước tính gấp 5 lần quả
bom năm ngoái.
Triều Tiên hôm 3/9/17 đã thử một quả bom nhiệt hạch có thể gắn
lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), đài truyền hình quốc gia Triều Tiên KCTV đưa
tin. "Cuộc thử nghiệm thành công hoàn hảo", là bước tiến "đầy ý
nghĩa" trong việc hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Trong khi đó,
hãng thông tấn KCNA cho biết cuộc thử nghiệm "nhằm
kiểm tra và xác thực độ chính xác, tin cậy trong công nghệ kiểm soát sức mạnh
cùng cấu trúc mới áp dụng vào sản xuất bom nhiệt hạch".
Mỹ, Trung Quốc và
Hàn Quốc cho biết có một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter ở miền bắc Triều
Tiên vào khoảng 3h30 GMT hôm nay. Trung Quốc còn ghi nhận trận động đất thứ hai
mạnh 4,6 độ Richter xảy ra không lâu sau trận thứ nhất.
Vị trí khu thử hạt nhân Punggye-ri, Triều Tiên |
Hàn Quốc sau đó
đã nâng mức độ báo động quân đội và kích hoạt nhóm ứng phó khủng hoảng hạt
nhân. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã triệu tập một cuộc họp khẩn với Hội đồng
An ninh Quốc gia.
Bộ Quốc phòng Nhật
Bản triển khai ba phi cơ để đo phóng xạ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố
hành động của Triều Tiên là "không thể chấp nhận được".
Thông báo từ KCTV xác nhận lần
thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên. Triều Tiên đã thử hạt nhân 5 lần kể từ năm
2006, hai lần diễn ra năm 2016. Vụ thử nghiệm diễn ra không lâu sau khi KCNA
đưa tin Triều Tiên đã phát triển được một quả bom nhiệt hạch có thể gắn lên
ICBM.Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã trực tiếp chỉ đạo vụ thử bom H ngày 3-9 |
29/8/2017
Mỹ và Hàn Quốc xác nhận Triều
Tiên hôm nay phóng một tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản rồi rơi xuống
bắc Thái Bình Dương.
Triều Tiên phóng tên lửa theo hướng đông từ một khu vực gần
Sunan, Bình Nhưỡng, vào 5h57 sáng nay, Yonhap dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu
trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết. "Nó bay qua bầu trời Nhật Bản"
và rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Theo JCS, tên lửa
Triều Tiên bay hơn 2.700 km, đạt độ cao tối đa khoảng 550 km. Kênh truyền hình
Nhật Bản NHK đưa tin tên lửa Triều Tiên vỡ làm
ba mảnh và rơi xuống vùng biển ngoài khơi Hokkaido. Các lực lượng phòng vệ Nhật
Bản không tìm cách bắn hạ tên lửa.
Lầu Năm Góc xác
nhận tên lửa Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ Nhật Bản. "Chúng tôi vẫn đang
đánh giá vụ phóng. Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) xác định tên lửa không
tạo ra mối đe dọa đối với Bắc Mỹ", Rob Manning, người phát ngôn Lầu Năm
Góc, nói.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga mô tả vụ
phóng là "mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có". "Hiện chưa có vật
thể nào được xác nhận là rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản", ông Suga cho biết.
"Không có thông tin về phi cơ, tàu thuyền bị hư hại".
Theo ông Suga,
tên lửa bay qua mũi Erimo ở đảo Hokkaido ,
miền bắc Nhật Bản, rồi rơi xuống khu vực cách đây 1.180 km về phía đông.
Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe cũng có quan điểm tương tự và khẳng định nước này sẽ thực hiện
"đầy đủ các biện pháp" nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
"Hành động
thái quá của họ, phóng tên lửa bay qua lãnh thổ quốc gia chúng tôi, là một mối
đe dọa nghiêm trọng, chưa từng có và gây tổn hại lớn đến an ninh, hòa bình khu
vực", AFP dẫn lời ông Abe phát biểu với báo giới.
Ngoại trưởng Nhật
Bản Taro Kono kêu gọi cần gây sức ép mạnh hơn với Triều Tiên. Trong khi đó, Bộ
trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho biết Tokyo đang phân tích tên lửa của Triều Tiên.
Văn phòng Tổng thống
Hàn Quốc lập tức triệu tập một cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) để
bàn về vấn đề. Cuộc họp do Chung Eui-yong, đứng đầu văn phòng an ninh quốc gia
kiêm cố vấn an ninh của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, chủ trì.
Vụ phóng tên lửa
của Triều Tiên nhanh chóng tác động đến thị trường thế giới. Chỉ số chứng khoán
tương lai Mỹ giảm gần 1% còn đồng yen tăng giá so với USD, mức cao nhất kể từ
tháng 4, trong các phiên giao dịch sáng sớm nay ở châu Á.Kế hoạch dùng 4 tên lửa đạn đạo tấn công |
Lãnh đạo Triều Tiên Kim
Jong-un đã nghe báo cáo về kế hoạch bắn tên lửa đạn đạo tới đảo Guam, thông tấn
xã nước này nói.
Tuy nhiên, ông sẽ theo dõi hành động của Hoa Kỳ trước khi
đưa ra quyết định "cho hỏa lực bao trùm đảo Guam ".
Tuần trước, miền Bắc cho hay đã lên kế hoạch bắn bốn tên lửa đạn đạo vào biển
ngoài khơi đảo Guam , nơi các máy bay ném bom của
Mỹ đặt căn cứ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh gia tăng khẩu chiến giữa
Hoa Kỳ và Bắc Hàn.
Thông tấn xã KCNA cho biết Kim Jong-un "đã giám sát kế
hoạch trong một thời gian dài" và bàn bạc với các quan chức quân đội. Hiện
chỉ huy lực lượng chiến lược của Bắc Hàn đang chờ lệnh "sau khi đã sẵn
sàng cho hỏa lực bao trùm đảo Guam ", bản
tin nói thêm.
Bản tin dẫn lời ông Kim Jong-un: "Hoa Kỳ, nước ban đầu
đưa nhiều thiết bị hạt nhân chiến lược đến gần chúng ta, trước hết phải đưa ra
quyết định đúng đắn và cho thấy hành động nếu họ muốn làm giảm căng thẳng trên
bán đảo Triều Tiên và ngăn một cuộc xung đột quân sự nguy hiểm. "
Ông lệnh cho quân đội sẵn sàng phóng tên lửa một khi ông quyết
định hành động, bản tin nói.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cảnh báo
rằng bất cứ cuộc tấn công nào của Triều Tiên có thể nhanh chóng leo thang thành
chiến tranh. Ông nói rằng quân đội Mỹ sẽ bảo vệ nước Mỹ "trước bất cứ cuộc
tấn công nào và bất cứ thời điểm nào".
Hàn Quốc, được cảnh báo về những căng thẳng gia tăng trong
khu vực, kêu gọi Mỹ tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói với quan chức
hàng đầu của quân đội Hoa Kỳ, tướng Joseph Dunford rằng ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc "và lợi ích quốc gia của
chúng ta" là hòa bình.Binh lính Triều Tiên |
Báo nhà nước Triều Tiên ngày
12/8 tuyên bố quân đội nước này "đủ khả năng tham gia bất kỳ cuộc chiến
nào mà Mỹ muốn".
Bài xã luận đăng trên tờ báo nhà nước Triều Tiên nhấn mạnh lực
lượng quân đội của họ "sẵn sàng trút hỏa lực" vào lãnh thổ Mỹ và
"đang chờ lệnh cho cuộc tấn công cuối cùng", Fox News đưa tin.
Bài viết cho rằng Mỹ hiện rơi vào tình thế "tiến thoái
lưỡng nan" và phải đương đầu với tình hình an ninh vô cùng bất ổn vì Triều
Tiên. "Nếu chính quyền Trump không muốn Mỹ đối diện với cái chết thảm khốc,
họ nên đối thoại và hành động một cách đúng đắn", bài báo nhấn mạnh.
Các bình luận trên từ phía Bình Nhưỡng dường như nhằm đáp trả
những tuyên bố cứng rắn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra gần đây, trong đó
mới nhất là lời cảnh báo các biện pháp quân sự với Triều Tiên đã "sẵn
sàng, khóa và lên nòng".
Hôm 9/8, ông cũng cảnh báo Mỹ sẵn sàng trút "hỏa lực và
thịnh nộ" lên Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có các hành vi đe dọa.
Đáp lại, Triều Tiên tuyên bố đang nghiên cứu kế hoạch tấn công tên lửa đảo Guam
của Mỹ ở Thái Bình Dương. Quân đội nước này sẽ hoàn tất kế hoạch và trình lên
lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào giữa tháng 8.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un |
Triều Tiên hôm 12/8 cho biết
gần 3,5 triệu thanh niên và quân nhân về hưu đã nộp đơn xin nhập ngũ và tái ngũ
để trả đũa Mỹ về những lệnh trừng phạt kinh tế mới nhất của Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc.
Theo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều
Tiên, chỉ trong vòng ba ngày sau khi chính phủ đe dọa sẽ trả đũa Mỹ vì đã soạn
thảo các lệnh trừng phạt này, gần 3,5 triệu người, bao gồm cả sinh viên, công
nhân và quân nhân nghỉ hưu đã yêu cầu gia nhập và quay trở lại quân ngũ.
Hàng ngàn sĩ quan quân đội Triều Tiên thể hiện sự ủng hộ nhà lãnh đạo Kim Jong Un |
11/8/2017
Tổng thống Donald Trump cảnh
báo Triều Tiên sẽ
phải đối mặt với rắc rối lớn nếu có chuyện gì xảy ra với lãnh thổ Guam của Mỹ,
BBC đưa tin.
Phát biểu tại khu nghỉ dưỡng Bedminister ,
New Jersey , vào hôm 11/8, ông Trump cam kết đảo
Guam "sẽ được an toàn, hãy tin tưởng
tôi".
Tổng thống Mỹ cũng nói rằng, Washington có thể áp đặt thêm
các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ lên Bình Nhưỡng, đồng thời tiết lộ ông sẽ có một
cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tối cùng ngày về tình
hình "rất nguy cấp" trên bán đảo Triều Tiên.
"Hy vọng rằng, mọi chuyện sẽ có tác dụng", ông
Trump nói. "Không ai yêu các giải pháp hòa bình hơn Tổng thống Trump,
đó là điều tôi có thể nói với bạn".
Trước đó vào sáng 11/8, Tổng thống Mỹ tuyên bố Washington đã "lên
đạn" giải pháp quân sự để đối phó với Triều Tiên.
“Giải pháp quân sự hiện đã có sẵn, khóa mục tiêu và nạp đạn
vì Triều Tiên đang hành động thiếu khôn ngoan. Hy vọng ông Kim Jong Un sẽ tìm
ra một giải pháp khác", ông Trump viết trên trang twitter cá nhân.
9/8/2017
Triều Tiên cân nhắc tấn công tên lửa đảo Guam, nơi có nhiều
máy bay ném bom chiến lược Mỹ, và cảnh báo sẵn sàng chiến tranh tổng lực.
Lực lượng Chiến lược Triều Tiên hôm 9/8 tuyên bố "đang
kiểm tra kỹ lưỡng kế hoạch hoạt động để tấn công với hoả lực bao trùm các khu vực
xung quanh đảo Guam bằng Hwasong-12, tên
lửa đạn đạo chiến lược tầm trung tới tầm xa", hãng KCNA đưa
tin.
Lực lượng này cho
rằng cần khống chế các căn cứ quân sự lớn của Mỹ tại Guam, trong đó có căn cứ
không quân Anderson ,
nơi đóng quân của các máy bay ném bom chiến lược Mỹ.
Kế hoạch sẽ sớm
được báo cáo lên Tư lệnh Tối cao sau khi được "kiểm tra toàn diện và hoàn
tất" và sẽ được đưa vào thực hiện "một cách đồng thời, liên tiếp",
theo lệnh của lãnh đạo Kim Jong-un.
Cùng ngày, khoảng 100.000 người dân
Triều Tiên cũng đã tập trung tại thủ đô Bình Nhưỡng để thể hiện
sự ủng hộ trước lời kêu gọi trả đũa Mỹ của chính phủ, với các cuộc tuần hành nhỏ
hơn được tổ chức tại các tỉnh thành sau đó, theo hãng thông tấn trung ương Triều
Tiên (KCNA).
Một bản tin riêng rẽ của KCNA cho biết các cuộc tuần hành của
thanh niên, công nhân và các đoàn viên công đoàn đã diễn ra tại rạp hát ngoài
trời công viên Tuổi trẻ và khu vực Đài tưởng niệm Đảng Lao động Triều Tiên để
thể hiện sự ủng hộ "hoàn toàn" với tuyên bố của chính phủ, bác bỏ nghị
quyết trừng phạt mới nhất.
Các máy bay tại căn cứ không quân |
5/8/2017
Hội đồng Bảo an (HĐBA) hôm 5/8 ra quyết định
áp đặt lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên theo sau hai vụ phóng
thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Bình Nhưỡng vào hồi tháng 7. Động
thái này khiến Bình Nhưỡng cảnh báo về "hành động công lý cứng rắn"
chống lại 20/7/2017
Triều Tiên 20/7 tuyên bố việc
Hàn Quốc mong muốn cải thiện quan hệ liên Triều trong khi vẫn duy trì chính
sách đối đầu với Bình Nhưỡng sẽ chỉ là hy vọng “viển vông” từ phía Seoul.
Trong bài viết được đăng tải trên tờ Rodong Sinmun, cơ
quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay 20/7, Triều Tiên đã kêu gọi
Hàn Quốc đưa ra quyết định về việc liệu có tiếp tục theo đuổi chính sách đối đầu
với Bình Nhưỡng và “phục tùng” Mỹ nữa hay không.
Theo Triều Tiên, nếu quốc gia láng giềng không chịu từ bỏ chính
sách trên thì việc Hàn Quốc hy vọng cải thiện quan hệ liên Triều sẽ chỉ là mong
muốn “viển vông” và vô nghĩa.
“Việc từ bỏ chính sách đối đầu và thù địch là điều kiện tiên quyết
để mở cánh cửa cho việc hòa hợp và thống nhất hai miền Triều Tiên”, báo Triều
Tiên nhấn mạnh.
Tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra 4 ngày sau khi Hàn Quốc đề xuất
tổ chức các cuộc hội đàm quân sự liên Triều để giảm thiểu căng thẳng tại khu vực
biên giới hai nước.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng sau vụ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. (Ảnh: KCNA) |
17/7/2017
Trong khi Hàn Quốc hối thúc
đàm phán với Triều Tiên ngay trong tuần này, Nhật Bản và Mỹ đã lên tiếng bác bỏ
và cho rằng cần gây sức ép với Bình Nhưỡng thông qua các lệnh trừng phạt.
“Đây không thời điểm thích hợp cho đối thoại. Đây là lúc cần
gây sức ép. Gây sức ép để tiến hành một cuộc đối thoại”, AFP dẫn phát
biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản Norio Maruyama với báo giới bên
lề cuộc họp của Liên Hợp Quốc tại New
York ngày 17/7.
Cùng ngày, Mỹ, một đồng minh khác của Hàn Quốc, cũng lên tiếng phản
đối ý tưởng đàm phán với Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra hôm qua 17/7, khi được
hỏi liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có đòi hỏi điều kiện nào trước khi đàm phán
liên Triều diễn ra hay không, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer cho biết:
"Tôi nghĩ Tổng thống từng nói rất rõ rằng bất cứ đàm phán nào cũng phải
kèm theo điều kiện, nhưng hiện giờ triển vọng đáp ứng điều kiện đó còn rất xa vời".
4/7/2017
Triều Tiên ngày 4/7 tuyên bố họ thử thành công ICBM
Hwasong-14, nói rằng nó bay 933 km trong 39 phút, đạt độ cao 2.802 km. Mỹ xác
nhận đây là ICBM và gọi nó là loại tên lửa hoàn toàn mới.
Mỹ cho rằng vụ thử
của Triều Tiên là sự leo thang đe doạ mới với Mỹ, các đồng minh và đối tác. Mỹ
và Hàn Quốc đã diễn tập tên lửa đạn đạo như một lời cảnh báo với Triều Tiên.
19h00 22/6/2017
Triều Tiên bất ngờ tuyên bố
nước này sẽ tạm dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, nhưng Mỹ phải đáp ứng một
số yêu cầu.
Hãng tin Yonhap dẫn lời
Đại sứ Triều Tiên tại Ấn Độ cho biết, chính quyền của ông Kim Jong Un sẵn sàng
ngồi lại với Mỹ để đạt tới một thỏa thuận mà theo đó, Bình Nhưỡng sẽ tạm dừng
các chương trình tên lửa và hạt nhân trong tương lai.
Theo giới quan sát, bước lùi lớn này sẽ
giúp ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện trên bán đảo Triều Tiên, giữa lúc căng
thẳng giữa các bên, đặc biệt là Bình Nhưỡng và Washington , đang leo thang chóng mặt. Tuy
nhiên, chính quyền ông Kim Jong Un ra điều kiện: Các cuộc tập trận chung thường
niên giữa Mỹ và Hàn Quốc phải chấm dứt.
"Nếu yêu cầu của chúng tôi được
đáp ứng, chúng ta có thể thương lượng về các điều kiện tạm ngừng những hoạt động
như thử nghiệm vũ khí", Đại sứ Kye Chun-yong nói trên đài WION của Ấn Độ.
Mỹ có một đội quân thường trực gồm
28.500 binh sĩ ở Hàn Quốc, sẵn sàng chiến đấu nếu chính quyền ông Kim Jong Un
hành động như cảnh báo đã đưa ra rằng sẽ tấn công vào các đồng minh của Mỹ hoặc
điều động quân qua biên giới Hàn Quốc.
16h00 22/6/2017
Báo Triều Tiên cho rằng
Hàn Quốc sẽ chuốc lấy thảm họa khi đi theo người có "thần kinh không ổn định"
Donald Trump.
"Hàn Quốc phải nhận ra rằng đi theo Trump thần kinh bất
ổn... sẽ chỉ dẫn đến thảm họa", bài xã luận hôm nay của Rodong
Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, nhắc đến Tổng thống Mỹ
Donald Trump, theo AFP.
Rodong Sinmun cho rằng ông Trump đang trong "tình thế
khó khăn" và "chơi đùa với ý tưởng tấn công phủ đầu Triều Tiên để
đánh lạc hướng sự chú ý khỏi cuộc khủng hoảng chính trị trong nước".
Bài xã luận được đăng tải vài ngày sau khi sinh viên Mỹ Otto
Warmbier tử vong chỉ một tuần từ khi được Triều Tiên thả ngày 13/6 trong tình
trạng hôn mê. Cái chết của Warmbier đã khiến quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng thêm căng thẳng.
Phát biểu sau cái chết của Warmbier, Tổng thống Trump lên án
Triều Tiên là "tàn bạo", nói ông kiên quyết "ngăn những thảm kịch
tương tự xảy ra". Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng có bình luận tương
tự, tuyên bố Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về cái chết của sinh viên này.
22/06/2017
Việc sinh viên Mỹ Otto Warmbier qua đời
sau khi trở về từ Triều Tiên có thể là chất xúc tác đủ mạnh để Tổng thống
Donald Trump có hành động với Bình Nhưỡng.
Trong khi các nhà làm luật Mỹ cho rằng
cái chết của nam sinh Otto Warmbier là một vụ mưu sát và kêu gọi hạn chế du lịch
tới Triều Tiên thì chính quyền của Tổng thống Donald Trump được cho là đang cân
nhắc biện pháp đối phó.
Nam sinh Otto Warmbier (Hoa Kỳ) bị lính Triều Tiên áp giải |
21/06/2017
Đài CNN ngày 21-6 dẫn phát ngôn từ Văn
phòng cảnh sát điều tra quận ở Hamilton ở bang Ohio (Mỹ) cho biết
gia đình của sinh viên Otto Warmbier yêu cầu không phẫu thuật khám nghiệm tử
thi để tìm hiểu nguyên nhân tử vong.
Warmbier đã qua đời chỉ vài ngày sau khi
trở về Mỹ sau thời gian bị giam giữ ở Triều Tiên. Như vậy, nguyên nhân cái chết
của Warmbier tiếp tục là ẩn số, và nó sẽ góp phần khiến áp lực lên chính quyền
của Tổng thống Donald Trump thêm lớn hơn.
Nhà Trắng chưa đưa ra tín hiệu cảnh báo
nào về một cuộc không kích đáp trả Triều Tiên. Tuy nhiên, trò chuyện trong
chương trình The Specialists của kênh truyền hình Fox News, người dẫn
chương trình Eric Bolling cho rằng "có lẽ đến lúc tiến hành một cuộc tấn
công phủ đầu Triều Tiên".
Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng
Quốc phòng James Mattis ngày 21/6 đã tổ chức buổi họp báo sau cuộc Đối thoại
Ngoại giao và An ninh với các quan chức cấp cao của Trung Quốc ở thủ đô Washington .
Cả hai bộ trưởng Mỹ đều nhấn mạnh rằng Bắc
Kinh vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc gây sức ép với Triều Tiên nhằm buộc
nước này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân cũng như tên lửa.
“Trung Quốc phải có trách nhiệm tăng cường
mạnh hơn nữa sức ép về ngoại giao và kinh tế đối với Triều Tiên nếu họ muốn
ngăn ngừa tình hình căng thẳng tiếp tục leo thang trong khu vực”, Ngoại trưởng
Tillerson nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng Mattis cũng đồng
tình với quan điểm của Ngoại trưởng Tillerson, khẳng định “Trung Quốc tiếp tục
phải hợp tác trong vấn đề này”.
20/06/2017
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer nói
rằng chính quyền ông Trump sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp kinh tế, chính trị
lên Triều Tiên và mong muốn Trung Quốc đóng “một vai trò lớn hơn”. Mặc dù vậy,
ông Trump trên Twitter trong lúc nhắc lại vai trò của Trung Quốc, cũng thừa nhận
đến nay điều ấy “không cho thấy hiệu quả”.
Trong một động thái quân sự hôm 20-6, hai
máy bay ném bom siêu thanh B-1B của Mỹ đã bay ngang bán đảo Triều Tiên. Bộ Quốc
phòng Hàn Quốc xác nhận rằng các máy bay này tham gia tập trận thường xuyên với
Hàn Quốc và Nhật Bản, và quân đội Mỹ khẳng định đó là biểu hiện chứng tỏ sự nhất
trí giữa Mỹ, Hàn và Nhật trong việc đối phó các hành động khiêu khích trong khu
vực Thái Bình Dương, theo đài ABC.
Tổng thống Mỹ |
19/06/2017
Otto Warmbier qua đời vào 14h20 ngày 19/6 trong vòng tay người
thân tại quê nhà Cincinnati , bang Ohio . "Chúng tôi có
nghĩa vụ báo tin con trai, Otto Warmbier, đã kết thúc hành trình", gia
đình Warmbier thông báo, theo AFP.
Warmbier, 22 tuổi, sinh viên Đại học Virginia , bị bắt vào tháng 1/2016 và bị tòa
án tối cao Triều Tiên kết án 15 năm lao động khổ sai tháng 3/2016. Warmbier thừa
nhận lấy trộm biểu ngữ tuyên truyền trong khu vực dành cho nhân viên tại một
khách sạn ở Bình Nhưỡng.
08/06/2017
Quân đội Hàn Quốc sáng 8-6 phát thông báo
cho biết Triều Tiên lại tiếp tục phóng đi các tên lửa đạn đạo hướng về phía Biển
Nhật Bản.
Theo hãng tin AFP, thông báo của Văn
phòng Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết: “Sáng 08/06 Triều
Tiên đã phóng nhiều tên lửa chưa xác định, được cho là các tên lửa đất đối hạm
từ khu vực gần thành phố cảng Wonsan ,
tỉnh Gangwon”.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ quân đội
Hàn Quốc cho biết các tên lửa do Triều Tiên phóng đi đã bay được khoảng 200 km.
Triều Tiên phóng tên lửa |