Truyền thống và tinh thần thách đấu của các võ sỹ


Có vẻ như trào lưu thách đấu giữa các võ sĩ Trung Quốc và Việt Nam thuộc 2 trường phái cũ - mới đang ngày một trở nên phổ biến và gây xôn xao trong cộng đồng mạng. Sau khi Từ Hiểu Đông đánh bại cao thủ Thái Cực Quyền là Ngụy Lôi trong 10 giây tại Trung Quốc; rồi đến hai thất bại của võ sư Karate Đoàn Bảo Châu (12/7) và võ sư Trần Lê Hoài Linh môn phái Vịnh Xuân Việt Nam (13/7) võ sư Pierre Francois Flores (môn phái Vịnh Xuân Nam Anh ở Canada) cũng như chuyện thách đấu giữa võ sư Pierre Francois Flores với chưởng môn phái Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt… Hãy cùng HaHa ôn lại truyền thống và tinh thần thách đấu của các võ sỹ trên thế giới nhé!
Cuộc thách đấu giữa võ sư Pierre Francois Flores với chưởng môn phái Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt
1. Truyền thống hiệp sỹ bảy thế kỷ tại châu Âu
Sau khi quân La Mã thua tộc Gothic ở trận Andrianpole năm 378, châu Âu rơi vào thời kỳ các lãnh chúa phân liệt. Một tầng lớp võ sỹ tự do cũng hình thành từ những tay đánh thuê. Từ khoảng thế kỷ 7 giới này ngày càng đông và được gọi là hiệp sỹ (knights).
Khác với võ quan ở Việt Nam và Trung Quốc ăn lương của vua, hiệp sỹ châu Âu thời kỳ đầu phải tự lo cho mình ngựa, bộ giáp và đao kiếm. Một số nhờ các thành tích chiến trận mà được vua hoặc đại lãnh chúa phong tước cùng đất để có thể lập ra dòng họ trong lâu đài của riêng. Nhưng con số đông hơn là người đánh thuê hoặc hiệp sỹ tự do.
Trận chiến của hai hiệp sỹ trong sách cổ
Trong thời bình, không ai thuê ra chiến trận, họ đã tự tổ chức các cuộc thi đấu để rèn luyện tài năng và kiếm tiền. Châu Âu thời Trung Cổ có hai dạng thi đấu chính là song đấu (jousting), và 'melee a cheval' (tiếng Pháp: hỗn chiến kỵ binh).
Về tầm vóc, các cuộc đấu có thể tổ chức trên những vùng đồng bằng dạng tournament để luyện quân. Còn các cuộc song đấu thường xảy ra vì hiệp sỹ thách thức nhau (challenge to arms). Về kỹ thuật, họ thường bắt đầu bằng đấu giáo - jousting: hai kỵ sỹ chĩa giáo dài phi ngựa lao thẳng vào nhau từ khoảng cách xa.
Sức nặng của ngựa và kỵ sỹ mang bộ giáp thời Trung Cổ có khi tới 70kg, cộng với tốc độc ngựa phi nước đại tạo ra một cú tấn công đầy sức mạnh. Nếu bị đâm trúng, kỵ sỹ có thể bị văng xa nhiều mét, bị chấn thương nghiêm trọng, có thể chết tại chỗ. Nếu người đó vẫn đứng dậy được thì hiệp sỹ kia cũng xuống ngựa và hai bên đấu kiếm cho đến khi một người bị giết. Ngựa (nếu còn sống), giáp trụ và gươm đao là những thứ đắt giá trở thành chiến lợi phẩm của kẻ thắng cuộc. Có những kỵ sỹ ra lời thách đấu trên toàn châu Âu và sẵn sàng chết cho danh dự.
Đôi khi các cuộc thách đấu có con số đông hơn hai người. Năm 1398 bảy hiệp sỹ Pháp đã thách đấu mọi hiệp sỹ của xứ Anh. Trong ba năm liền, họ đeo các biểu tượng quý tộc của Pháp và chờ đón các đối thủ đến song đấu, một chọi một. Các cuộc đấu luôn bắt đấu bằng ngựa và giáo, sau bằng kiếm và cuối cùng là bằng rìu và dao.
Hồi thế kỷ 11, vị vua tương lai của Anh, William the Conqueror (sinh ra tại Falaise và có tên Pháp là Guillaume), chỉ là con rơi của Công tước xứ Normandy nên hồi trẻ chưa có tài sản gì. Ông từng là một "kỵ sỹ không nhà" rong ruổi ngựa đi khắp nơi để thách đấu và làm nghề vệ sỹ. Đây là thời châu Âu hỗn loạn với nhiều cuộc chiến đẫm máu giành lãnh thổ và ảnh hưởng của các dòng tộc vua chúa. Đối thủ chính trị hoặc kẻ thua trận tại các đấu trường thường bị chém chết tại chỗ, hoặc chịu hình phạt chặt chân tay.
Sự man rợ đó chỉ chấm dứt nhờ ảnh hưởng của Cuộc Thập tự chinh và tác động của Giáo hội La Mã. Các cuộc viễn chinh sang Đất Thánh Jerusalem chống Hồi giáo đem lại tình đoàn kết cho các hiệp sỹ châu Âu. Dần dần, một bộ quy tắc ứng xử và thi đấu (Knight Code of Chivalry) được hình thành, đề cao danh dự cá nhân, chữ tín và tinh thần thượng võ.
Người thua trong các trận thách đấu không bị đâm chết bằng giáo hay bổ sọ bằng rìu mà được tha nhưng phải nộp tiền thế mạng, hoặc chịu khuất phục làm bề dưới của kẻ thắng. Tinh thần vị tha Thiên Chúa giáo cũng đem lại văn minh cho các tập quán tàn bạo trong hoạt động quân sự và ở cả ngoài xã hội.
Sau khi William The Conqueror thắng trận Hastings và giành được ngôi vua Anh năm 1066, ông đã cấm buôn bán nô lệ vốn chiếm 10% dân số đảo Anh. Trước đó, vua chúa Anglo-Saxon dung thứ cho các cuộc tập kích bắt người và việc chủ giết nô lệ chỉ là lỗi (sin), mà không phải tội ác (crime).
Mặt khác, châu Âu không còn là thời của các lãnh chúa nhỏ lẻ mà định hình các triều đại lớn từ Ba Lan sang BohemiaHungary, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Vua chúa không muốn mỗi cuộc thi tài của giới hiệp sỹ, dù là tổ chức cá nhân hay ở mức độ quốc gia, kết thúc bằng con số trăm tay kiếm của họ thiệt mạng vô tích sự. Nhưng cũng vì thế mà dần dần, hiệp sỹ không còn tồn tại tự chủ vì chế độ tập quyền của các vua chúa. Hiệp sỹ hoặc nhận đất để trở thành quý tộc và quản lý nông nô, đóng thuế cho vua, hoặc vào quân đội làm sỹ quan phục vụ cho vua, hoàng đế.
Quỹ đất có hạn nên về sau này, thanh niên con nhà quý tộc và thị dân nhờ chiến tích chiến trận có thể được phong hiệp sỹ nhưng chỉ là tước vị, không còn đất phong.
Một trong số các nhóm hiệp sỹ Thánh Chiến cuối cùng nằm ngoài vòng kiểm soát của vua chúa là Dòng Đền (Templar Knights). Họ là các tu sỹ Ki Tô Giáo cưỡi ngựa, mang kiếm, đeo khiên và khoác áo choàng có hình thánh giá màu đỏ. Sau khi trở về từ Đất Thánh, những dòng tu vũ trang (military orders) chiếm các vùng đất khác nhau, ở Pháp, Đức, Ý, Croatia, Ba Lan.
Dòng Teutonic từng làm chủ một vương quốc nhỏ ở vùng giáp biên giới Đức và Ba Lan nhưng sau bị tiêu diệt. Sang đến thế kỷ 14, các tu sỹ - hiệp sỹ Dòng Đền bị Giáo hoàng Clement V giải tán.
Vua Pháp Phillippe Auguste và các hiệp sỹ bảo vệ Vương miện trong trận Bouvines 1214 - tranh của Horace Vernet
2. Tinh thần Võ Sĩ Đạo - Samurai
Trong tiếng Nhật, chữ Thị được đọc là Samurai. Chữ Thị là chữ được ghép bởi chữ Nhân đứng trước mặt chữ Tự. Nhân có nghĩa là người, Tự có nghĩa là đền, là chùa, là dinh quan ở. Nhân đứng trước trước cửatitle dinh quan, cửa chùa nên có ý ám chỉ là người đầy tớ, người hầu. Trong danh từ quân sự, chúng ta có thể gọi Samurai là người thị vệ, cận vệ. Hiểu như thế thì có lẽ chúng ta mới dễ dàng phân biệt được hai chữ Samurai và Bushido (võ sĩ đạo). Hai chữ này tuy hai mà một và tuy một nhưng lại là hai.
Trở về thời xa xưa, khi mà gạo được xem là lương thực chủ yếu trên những hòn đảo ở phía đông châu Á, khoảng 5000 năm trước. Người ta đã bắt đầu sinh sống bằng nghề nông qua trồng trọt, săn bắn, nuôi gia súc, từng bước làm chủ đất đai, vườn tược. Tập họp lại thành nhóm, con người lập nên những cộng đồng để chia sẻ, trao đổi, và tự bảo vệ lẫn nhau, chống lại những áp lực bên ngoài.
Theo sự phát triển của cuộc sống, việc bảo vệ lãnh thổ, đất đai đã là chuyện tất yếu và chiến tranh trở thành mối đe doạ khủng khiếp mà con người phải gánh chịu. Ngược lại dòng lịch sử Nhật Bản, Samurai là một giai cấp chiến binh thị vệ đầu tiên do triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12) thiết lập nhằm tạo ra một giai cấp chiến binh trung thành để bảo vệ ngôi vị Shogun (Tướng Quân) của dòng họ Đằng Nguyên.
Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối, có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của các samurai.
Võ sỹ Samurai 
Cũng vào thời gian trước đó ít thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nhất là tinh thần an nhiên của Phật giáo Thiền tông vốn chuộng sự đơn giản và tĩnh lặng cũng ảnh hưởng mạnh đến xã hội Nhật đương thời. Sự an nhiên tạo cho các samurai sự bình tĩnh và bình thản trước mọi tình huống. Sự đơn giản giúp cho samurai nhìn nhận ngay cả sự sống chết cũng là một sự đơn giản, một sự nhẹ nhàng tựa như đời sống của hoa Anh Đào. Anh Đào là loại cây thường nở hoa vào cuối tháng 3 hàng năm. Hoa Anh Đào chỉ nở khi tiết trời đã ấm lên. Samurai tự ví đời sống mình đẹp như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi.
Nhắc đến Samurai người ta nghĩ ngay đến những chiến binh dũng mãnh, không lùi bước trước bất kì một trận chiến nào. Samurai nổi tiếng với “tinh thần võ sĩ đạo”, sự trung thành tuyệt đối với lãnh chúa, ý chí chiến đấu của một chiến binh vĩ đại.
Ngày nay, những chiến binh Samurai đã không còn nữa nhưng tinh thần ấy vẫn không hề bị mai một mà ngược lại nó vẫn tồn tại trong mỗi người đàn ông Nhật Bản. Nó dường như đã thấm nhuần trong văn hóa của người Nhật.
Thật ra, cái tên Samurai được hiểu theo nghĩa là “những người phục vụ thân cận với giới quý tộc” dùng để chỉ một người đàn ông dòng dõi cao quý, được chỉ định để bảo vệ các thành viên Hoàng tộc. Chỉ một vài thập kỷ sau khi giai cấp chiến binh Nhật Bản bị bãi bỏ và sau đó là “cái chết” của những chiến binh Smurai, nhưng những phẩm chất đặc trưng của “tinh thần võ sĩ đạo ấy vẫn được giữ lại và lưu truyền ngàn đời sau.
Chính trực và công bằng là đức tính mạnh nhất của võ sĩ. Một Samurai nổi tiếng đã định nghĩa như thế này: “Chính trực là khả năng đưa ra quyết định vói một lý do thích hợp và không suy chuyển; hi sinh nếu như hi sinh là đúng, đánh nếu như đánh là đúng.” Một định nghĩa khác: “Chính trực giống như xương sống giúp định hình cơ thể và phát triển. Không có xương, cái đầu không thể nằm trên cổ, tay không thể cử động, hay chân không thể đứng vũng. Cũng như thế, không có sự chính trực thì dù có tài năng hay cố gắng học hỏi đến mấy, cũng không thể trở thành một Samurai được.”
Can đảm là khả năng đối diện với sợ hãi, đau đớn, nguy hiểm, biến cố, và mối đe dọa. Can đảm chia làm hai loại: can đảm mang tính vật lý, là khả năng đối đầu với sự đau đớn về thể xác, với cái chết; can đảm trong đạo đức là dám hành động đúng khi đối diện với những vấn đề đạo đức hay lối sống. Trong tinh thần võ sĩ đạo, can đảm chỉ được coi là một đức tính khi nó là chính đáng. Hành động can đảm là thực thi những điều đúng đắn.
Nhân ái là tự nguyện cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Những người có quyền sinh sát như Samurai luôn được mọi người kỳ vọng có cả đức tính nhân ái: biết yêu thương, cao thượng, có lòng cảm thông và thương hại. Nhân ái là thuộc tính cao nhất của tâm hồn. Không có nó, võ sĩ sẽ trở thành những kẻ tàn bạo.
Với người Nhật, có sự khác biệt rõ rệt giữa thái độ khúm núm và lễ độ. Họ cho rằng sự nhã nhặn có nguồn gốc từ lòng nhân ái. Sự lễ độ là biểu hiện của sự quan tâm một cách khoan dung đến cảm giác của người khác, chứ không phải bắt nguồn từ sự sợ hãi. Những Samurai chân chính không coi trọng tiền bạc. Họ tâm niệm rằng: “Đàn ông phải coi thường đồng tiền, để có được sự giàu có về tri thức”. Võ sĩ luôn khuyến khích tính tiết kiệm, không phải vì lý do kinh tế, mà là để thực hành những sự tiết chế. Sự xa xỉ được coi là mối đe dọa lớn nhất đến nhân cách.
Samurai Nhật Bản

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU