Cách đơn giản để phòng chống cao huyết áp tại nhà

Cao huyết áp còn được gọi tăng huyết áp, là một tình trạng sức khỏe phổ biến, nhiều người lầm tưởng rằng chỉ những người có tính cách nóng nảy, căng thẳng, lo lắng hay bồn chồn là thì mới bị cao huyết áp. Sự thật là, cao huyết áp không không phụ thuộc vào đặc điểm tính cách, dù là bạn có thể là một người bình tĩnh và luôn cảm thấy thoải mái, thì vẫn có thể bị cao huyết áp. Vậy cụ thể tình trạng cao huyết áp là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân hay gặp dẫn đến cao huyết áp
10 nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị tăng huyết áp, bạn cần biết để phòng tránh:
v   Tuổi tác
Khi bạn càng nhiều tuổi, bạn càng có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao. Những người cao tuổi có nguy cơ cao tăng chỉ số huyết áp tâm thu. Nguy cơ này là do xơ cứng động mạch.
v   Di truyền
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị cholesterol tăng thì bạn cần cảnh giác. Dạng cao huyết áp do di truyền có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đối với người trẻ tuổi.
v   Giới tính
Nam giới được cho là có nguy cơ lớn hơn bị huyết áp cao so với nữ giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa phụ nữ không cần lo lắng. Vì vậy hãy duy trì thói quen sống và ăn uống lành mạnh.
v   Thừa cân
Thừa cân hoặc béo phì có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu của huyết áp cao nhưng có sự khác nhau ở mỗi người. Những người tích trữ nhiều mỡ ở bụng, mông và đùi có nguy cơ cao hơn bị huyết áp cao. Vì vậy hãy duy trì cân nặng.
v   Ăn mặn
Một số người bị nhạy cảm với muối hoặc natri, điều này khiến cho họ bị tăng huyết áp. Nếu bạn nằm trong số này thì lựa chọn an toàn duy nhất là giảm lượng muối tiêu thụ. Bạn phải rất thận trọng khi sử dụng muối để chế biến thức ăn và đọc kỹ nhãn mác của bất cứ loại thực phẩm chế biến sẵn nào. Thức ăn nhanh có hàm lượng muối cao vì vậy bạn nên hạn chế những loại thức ăn này.
v   Uống rượu
Nếu bạn bị say chỉ với 2 cốc rượu thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên ngừng uống. Uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe cũng như huyết áp của bạn. Do đó, hãy tránh uống nhiều rượu để duy trì huyết áp ổn định.
v   Cuộc sống căng thẳng
Cuộc sống của bạn bị căng thẳng thường xuyên do công việc hoặc các nguyên nhân khác, đây là lý do có thể khiến huyết áp của bạn bị tăng lên. Hãy giải tỏa mọi căng thẳng, giữ sự bình tĩnh và thư giãn chính bạn.
v   Tránh thai
Trong một nghiên cứu gần đây, người ta thấy rằng sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
v   Lối sống lười vận động
Lối sống lười vận động không chỉ khiến vòng bụng của bạn to ra mà còn khiến bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vì vậy hãy tăng cường vận động dưới bất cứ hình thức nào mà bạn thích, có thể là tập một môn thể thao hoặc đi bộ tới chỗ làm. Lý do mà hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp của bạn là vì vận động sẽ giúp bạn lưu thông mạch máu, duy trì áp suất trong tĩnh mạch và động mạch trong giới hạn bình thường.
v   Một số loại thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng có thể làm tăng huyết áp của bạn. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào và cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của bạn để tránh các biến chứng.
2. Phòng cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có thể phòng tránh bằng các phương pháp đơn giản sau:
v   Ngủ sớm một tiếng 'hạ huyết áp chỉ sau 6 tuần'
Những người có huyết áp chớm tăng cao có thể phục hồi về mức bình thường, chỉ bằng cách ngủ sớm hơn một tiếng mỗi ngày, các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy.
Nghiên cứu, thực hiện tại Trường Y Harvard, Mỹ, đã tìm hiểu 22 người đàn ông và phụ nữ thường xuyên chỉ ngủ 7 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm, và bắt đầu chớm sang ngưỡng huyết áp cao, có nguy cơ "vào vùng nguy hiểm". Trong vòng 6 tuần, 13 người trong nhóm một được yêu cầu lên giường sớm hơn một tiếng so với mọi khi. Nhóm còn lại giữ lịch đi ngủ như bình thường. Tất cả họ được gắn monitor để theo dõi huyết áp, nước tiểu.
Kết quả cho thấy, nhóm lên giường sớm hơn ngủ được thêm ít nhất 35 phút mỗi tối. Kéo theo đó, huyết áp trung bình của họ hạ xuống đáng kể từ 8 đến 14mmHg.
Nói về phát hiện này, nhóm nghiên cứu cho rằng việc ngủ thêm cần sớm được đưa vào như một cách trị liệu để làm giảm huyết áp.
Thiếu ngủ và lối sống áp lực từ lâu được xem là nguy cơ gia tăng tình trạng cao huyết áp. Tuy nhiên, nghiên cứu này là công trình đầu tiên chứng minh rằng có thể đưa huyết áp về mức kiểm soát, chỉ đơn giản bắng cách đi ngủ sớm.
v   Tránh xa stress
Căng thẳng dù ít hay nhiều, tạm thời hay mãn tính đều có thể khiến huyết áp tăng vọt. Tiến sĩ Vincent Bufalio cho biết: “Bất kỳ gián đoạn nào trong cuộc sống cũng dẫn đến tăng huyết áp”. Tốt hơn hết, hãy chèn vào thời gian biểu hàng ngày của bạn những giờ tập luyện hít thở sâu, ngồi thiền, tập thể dục và luôn giữ tâm trạng thư thái, vui vẻ.
v   Chế độ ăn uống hợp lý
Cần tránh ăn đường như trà đường, nước đường khi lên cơn cao huyết áp, vì lúc này đường có thể khiến huyết cao hơn. Đường cũng sẽ có hại nếu bệnh nhân có kèm bệnh lý khác như tiểu đường. Đường chỉ có lợi cho người bị hạ đường huyết. Người thừa cân hoặc bị béo phì có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp cao hơn bình thường. Nếu bạn thuộc nhóm hoảng sợ khi lên bàn cân, hãy thử áp dụng chế độ ăn kiêng, chế độ đặc biệt theo nguyên lý ít tinh bột được chứng minh có kết quả trong việc kiểm soát nồng độ máu. Thêm vào đó, hãy kiên trì tập thể dục hai tiếng rưỡi mỗi tuần để tăng cường sức khỏe.
Người bệnh tăng huyết áp không ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn

Bệnh nhân cũng tuyệt đối không ăn mặn, không hút thuốc lá hoặc rượu bia trong lúc lên cơn cao huyết áp vì dễ làm huyết áp tăng cao hơn. Caffeine khiến huyết áp tăng cao đột ngột. Bạn không cần phải hoàn toàn từ bỏ thói quen nhâm nhi cà phê sáng ngay lập tức, nhưng phải cố gắng hạn chế lượng caffeine cung cấp cho cơ thể từ cà phê, trà, soda, nước uống thể thao và chocolate.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 87% ở người bị cao huyết áp do cholesterol cao, ít bổ sung vitamin A và vitamin E. Vì thế bác sĩ khuyên mọi người nên bổ sung vitamin trong bữa ăn hàng ngày để phòng và trị chứng cao huyết áp.
Cụ thể một số thực phẩm quen thuộc như:
·         Vitamin E: 
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới dùng hơn 30 đơn vị vitamin E giảm 37% nguy cơ bệnh tim mạch. Những người muốn giảm cao huyết áp bằng vitamin E nên sử dụng 800 đơn vị vitamin E tự nhiên mỗi ngày.
Một số thực phẩm chứa vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu...
Y văn thế giới ghi rõ, vitamin E là chất chống ôxy hóa. Nó có tác dụng ngăn ngừa các tế bào mỡ trong cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp, bảo vệ các động mạch khỏi ảnh hưởng của cholesterol LDL bị ôxy hóa. 
·         Vitamin C: 
Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi đủ ánh sáng có hàm lượng chất này cao hơn.
Vitamin C có tác dụng bảo vệ các mạch máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp. Hơn nữa sự có mặt của vitamin này giúp ngăn ngừa ảnh hưởng của các gốc tự do có hại cho thành mạch máu, làm lành vùng thành mạch bị tổn thương, ngăn hình thành mảng bám tại những nơi có vết thương và tăng lượng cholesterol tốt HDL. 
Các nhà nghiên cứu khuyên những người bị cao huyết áp dùng lượng vitamin C tối thiểu là 2.500 mg mỗi ngày.
·         Vitamin A: 
Vitamin A được tìm thấy ở nhiều nguồn thực phẩm như: cá thu, cá trích, những loại quả màu vàng và rau xanh sẫm có chứa một lượng tiền vitamin A lớn.
Vitamin A giúp hòa tan chất béo và ngừa cholesterol xấu LDL do có tác động tích cực đến các tế bào mỡ.
Lưu ý: Dùng vitamin A với liều lượng cao rất nguy hiểm. Vì thế bệnh nhân cao huyết áp muốn chỉ nên dùng 5.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày.
Nên dùng cá thay thế thịt, tăng cường rau xanh và trái cây

v  
Theo dõi huyết áp đúng cách thường xuyên tại nhà:
Những người khỏe mạnh có huyết áp khoảng 120/80 mmhg. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ vào năm 2013, chỉ số 140/90 mmhg hoặc thấp hơn mới là an toàn cho bệnh nhân cao huyết áp. Nếu bạn bị huyết áp cao, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu đo huyết áp hàng ngày, đo đúng cách, trong khi những người khỏe mạnh chỉ cần đo vài lần một năm là đủ.
Theo dõi huyết áp đúng cách thường xuyên tại nhà

·         Tư thế:
Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước đó nên thư giãn 5 phút. Đo huyết áp nếu muốn thực sự chính xác không thể mất dưới 10 phút. Không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang (trừ khi thầy thuốc cần đo lúc gắng sức), vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt…, vì huyết áp khi đó cao hay thấp hơn con số trung thực.
·         Vị trí đo huyết áp:
Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.
·         Phương tiện:
- Máy đo: Nói chung, máy đo hiện nay hầu như đều có độ chính xác cao. Muốn chắc chắn nên so sánh kết quả của máy tự động với máy kinh điển đo bằng thính lực. Nếu dùng máy điện tử tự động nên chọn máy:
+ Vận hành đơn giản chỉ với một nút (one touch) để người đo đỡ phân tâm.
+ Bơm nhanh và không gây tiếng động lớn khi bơm hơi để người đo bớt lo lắng trong khi chờ đợi.
+ Có tính cảm ứng cao thể hiện qua dấu hiệu máy ngưng vận hành ngay khi cánh tay cử động thay vì tiếp tục bơm rồi cuối cùng báo lỗi.
- Bao quấn tay: Phải dài tối thiểu 33 cm nếu đo ở bắp tay và 19,5 cm nếu đo ở cổ tay. Nếu bao quá dài hay quá ngắn do người quá ốm hay quá mập phải thay bao khác với chiều dài thích hợp. Bao khi quấn phải chặt nhưng không gây cảm giác khó chịu cho người đo.
·         Thao tác:
Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
-  Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn.
- Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám.
·         Kết quả:
- Phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ) vì thầy thuốc chỉ có thể định bệnh cũng như đánh giá diễn tiến khi có đủ hai trị số.
- Trị số huyết áp không cố định, thay đổi theo nhịp sinh học, trọng lượng, nếp sinh hoạt…, thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm, đúng ngọ và buổi tối. Do đó, không nên mất bình tĩnh nếu thấy huyết áp trong ngày dao động ít nhiều.
+ Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 và huyết áp trương tâm >90. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày. Mặt khác, trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao  nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).
+ Nếu ghi nhận huyết áp cao nên nằm nghỉ 15-30 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao nên tham vấn ý kiến thầy thuốc cho sớm thay vì tự điều trị hay chần chờ.
+ Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp.
Đo huyết áp là tối cần thiết. Nhưng nếu đo không đúng cách rồi dựa vào kết quả sai lệch để quyết định uống thuốc hay không uống thuốc thì nhiều khi tai hại không kém việc quên đo huyết áp. Rất thường khi giải pháp của một vấn đề phức tạp lại tương đối đơn giản. Muốn tránh hậu quả của bệnh cao huyết áp phải biết huyết áp có cao hay không.
3. Xử trí đúng cách tại chỗ lúc có cơn cao huyết áp
Khi tăng huyết áp, điều cần thiết nhất là nên để bệnh nhân nằm nghỉ trong khoảng 15 phút, sau đó dùng huyết áp kế đo lại huyết áp. Người bệnh có thể dùng ngay thuốc mà bác sĩ đã kê đơn trước đó.
Bệnh nhân nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm lý ổn định, không nên nói nhiều, không nên quá xúc động, quá vui hoặc nóng giận. Đang trong lúc cãi nhau thì phải ngưng ngay việc cãi vã.

Người nhà cũng không nên vì quá lo lắng mà xúm lại hỏi han bệnh nhân quá nhiều. Người bệnh cũng không nên hoạt động gắng sức. Trong trường hợp huyết áp không hạ sau nghỉ ngơi thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU