Chương trình Táo quân của VTV bị phản đối mạnh mẽ bằng văn bản vì miệt thị giới tính và cộng đồng LGBT

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cùng Trung tâm Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT (ICS) vừa có thư ngỏ gửi đến Đài truyền hình Việt Nam và Ban biên tập chương trình Gặp nhau cuối năm  để phản đối chương trình này.
Táo Quân 2018 không có màn báo cáo, các Táo đã phải làm rất nhiều trò trước khi đến được với màn cuối cùng đặc sắc nhất của chương trình
Trong thư, iSEE và ICS khẳng định họ là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển, bảo vệ quyền con người với các giá trị tự do, bình đẳng và khoan dung.
Viện iSEE và ICS nhắc lại trong nhiều năm qua, những đơn vị này đã có nhiều chương trình hợp tác với VTV nhằm đưa hình ảnh người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) đến gần hơn với công chúng cũng như các chương trình đối thoại chính sách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của cộng đồng LGBT.
"Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin rằng nhiều chương trình đang tồn tại những "hạt sạn" mà Viện iSEE và ICS cho rằng không nên xuất hiện trên Đài truyền hình quốc gia.
Cụ thể trong nhiều năm liền, cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) luôn là đối tượng bị chương trình Gặp nhau cuối năm (Táo quân - TTO) mang ra làm trò cười, đưa thông tin sai lệch, thậm chí xúc phạm với ngôn từ tệ hại.
Đặc biệt trong chương trình Gặp nhau cuối năm (Táo quân tết Mậu Tuất), nhân vật Bắc Đẩu thậm chí còn bị nói là: "Con chi sống trên trời không phải nữ cũng chẳng phải nam" "bọn phụ nữ một nửa". 
Nhan sắc của "cô" Đẩu trở thành trò vui của năm nay. Đẩu liên tục bị các Táo trêu chọc, nhưng theo kịch bản thì Đẩu chẳng có màn nào đáp lại cho tương xứng với tính cách oái oăm của nhân vật này
Là những tổ chức đã có nhiều năm hoạt động vì quyền của cộng đồng LGBT, chúng tôi phản đối việc sử dụng những từ ngữ miệt thị công khai làm tổn thương những thành viên của cộng đồng LGBT chỉ vì đặc điểm cơ thể của họ, cũng như làm khắc sâu thêm những định kiến và phân biệt đối xử trong xã hội với nhóm cộng đồng này", thư ngỏ của Viện iSEE và ICS lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Giới tính của Bắc Đẩu (phải, Công Lý thủ vai) bị lấy ra làm cớ chọc cười nhiều năm, nhưng tới năm nay thì chương trình có dấu hiệu đi quá giới hạn
Bà Hoàng Hường - phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho rằng: "Hiện tượng này xảy ra trong nhiều năm, nhưng chương trình Táo quân năm nay của VTV đã làm quá hơn những năm trước rất nhiều nên chúng tôi cảm thấy đã đến lúc cần lên tiếng. Đồng ý là trong cuộc sống chúng ta luôn cần sự hài hước, nhưng làm hài theo cách cứ nhắm tới giới tính của một người thì không còn là hài hước nữa vì vấn đề giới tính là vấn đề hết sức con người. Việc mang đặc điểm cơ thể của người khác ra để nhạo báng, ngay cả với một cá nhân đã là không nên. Khi xã hội văn minh hơn, thì càng phải tôn trọng nhau hơn. Vấn đề về LGBT đã được xã hội chấp nhận, nhận thức xã hội đã thay đổi nhiều năm rồi. Thiết nghĩ, đài truyền hình quốc gia là đơn vị có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của đông đảo khán giả thì cần phải là một trong những đơn vị thay đổi nhận thức về vấn đề này đầu tiên.".
Phóng viên mảng văn hóa tại Hà Nội Phạm Mỹ cho biết phần anh thấy gợn nhất trong chương trình năm nay là những câu thoại có tính chất giễu nhại về giới tính. 
Bà Nguyễn Hoàng Anh (giảng viên Đại học Ngoại thương Hà Nội) đồng tình: "Đồng ý là chương trình có thể tạo ra một nhân vật giả gái, nhưng nên chọc cười có giới hạn. Đằng này lại có Táo nói "cái loại chỉ có một nửa là đàn bà" về cô Đẩu. 
Hay việc dùng hình thể để giễu nhại nhau quá trớn sẽ xúc phạm không chỉ người diễn viên mà còn những người ở hoàn cảnh tương tự, sẽ làm hạ thấp giá trị nhân văn của vở diễn".

MỚI NÓNG

Cuộc tình đẹp như mơ của Kim Lý - Hồ Ngọc Hà và cái kết có hậu

Trước khi yêu Hồ Ngọc Hà, Kim Lý có sự nghiệp diễn xuất khá mờ nhạt. Năm 2014, Kim Lý xuất hiện trong showbiz Việt như một tên tuổi mới đầ...

BÀI HAY

BÀI ĐỌC NHIỀU