Câu nói
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam ”
là một trong những câu nói được người Việt Nam hay sử dụng nhất khi nhận xét về
ngôn ngữ của minh. Không biết ai là tác giả của câu nói này để rồi sau đó rất
nhiều người Việt đã lặp đi lặp lại câu nói này trong những câu chuyện đùa vô
thưởng vô phạt. Có thể câu nói ban đâu là “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp
tiếng Anh” hay “ngữ pháp tiếng Nga”… rồi sau đấy do “tam sao thất bản” chuyển
sang “ngữ pháp Việt Nam”?
Bạn đã
bao giờ thử dừng lại để suy ngẫm về tính đúng đắn của lời khẳng định đó? Hay đã
có những nghiên cứu hoặc chuyên gia về ngôn ngữ học nào chứng minh câu nói này?
Liệu ngữ pháp tiếng Việt có thật sự khó khăn và phức tạp hơn so với ngữ pháp của
các ngôn ngữ khác? Phần lớn nhiều quan điểm đều đồng ý rằng tiếng Việt, xét một
cách tổng thể, là một ngôn ngữ khá khó khăn với người phương Tây nằm ở phát âm
(6 thanh điệu), từ vựng (sự đa nghĩa của từ), còn nếu chỉ xét riêng khía cạnh
ngữ pháp thì đó là phần dễ nhất của tiếng Việt. Ít ra theo một số khía cạnh mà bài viết sắp phân tích sau
đây khi so sánh với ngữ pháp của các ngôn ngữ khác, câu nói đó là không chính
xác.
Tiếng
Anh là một ngôn ngữ có ngữ pháp tương đối đơn giản, rõ ràng, nhất quán và dễ học
hơn so với nhiều ngôn ngữ khác. Và ngữ pháp tiếng Việt thậm chí còn đơn giản,
rõ ràng, nhất quán và dễ học hơn tiếng Anh gấp nhiều lần. Tất cả những cái khó
của tiếng Việt đều nằm ở phát âm (ví dụ 6 thanh điệu), từ vựng (ví dụ sự đa
nghĩa của từ), nhưng đây không phải là nội dung liên quan nhiều đến ngữ pháp của
một ngôn ngữ. Nhiều người nước ngoài đã bỏ cuộc khi học tiếng Việt chỉ vì họ
không thể phát âm 6 thanh điệu mà không gây nhầm lẫn. Những điều khiến ngữ pháp
tiếng Việt đơn giản và dễ học hơn so với ngữ pháp của các ngôn ngữ khác sẽ được
dẫn chứng sau đây:
1. Danh
từ trong Tiếng Việt không phức tạp như nhiều ngôn ngữ khác
Nhiều
ngôn ngữ châu Âu như tiếng Đức, Tây Ban Nha, Pháp... chia danh từ thành giống đực
và giống cái. Tiếng Việt không có hiện tượng này.
Danh từ
trong tiếng Việt không phân biệt a/the như tiếng Anh. Ngữ cảnh tự nó đã rõ
ràng, tiếng Việt đã làm rất tốt khi vứt những thứ không cần thiết này đi.
Thêm
vào đó danh từ trong tiếng Việt không có số nhiều. Thêm s hoặc es vào cuối danh
từ để tạo thành số nhiều có lẽ không phải vấn đề gì lớn đối với tiếng Anh,
nhưng những cách biến đổi bất quy tắc "mouse" thành "mice",
"person" thành "people", "man" thành
"men", "child" thành "children"... và một mớ những
từ bất quy tắc khác thì đúng là bực mình. Đó còn chưa kể đến "fish" vẫn
cứ là "fish" mà "sheep" thì vẫn cứ là "sheep"...
Tiếng Việt chẳng cần quan tâm số ít hay số nhiều, muốn rõ nghĩa chỉ cần thêm
"những" (some) hoặc "các" (all of) hoặc từ chỉ số lượng...
ngay trước danh từ.
2. Động
từ trong tiếng Việt không cần chia theo ngôi hay theo thì
Tiếng
Anh phải chia động từ theo ngôi và theo thì khác nhau. Tiếng Tây Ban Nha, tiếng
Nga thì lại càng phức tạp hơn. Điển hình như một động từ tiếng Tây Ban Nha duy
nhất có tới hơn 50 hình thức khác nhau mà người học phải ghi nhớ. Trong tiếng
Tây Ban Nha, “habla” có nghĩa là nói chuyện nhưng tôi hablo, bạn hablas, anh ấy
habla, chúng tôi hablamos... và có nhiều dạng khác nữa. Chỉ riêng việc không cần
chia động từ của tiếng Việt đã tiết kiệm ít nhất hàng trăm giờ học cho người nước
ngoài học tiếng Việt so với học một ngôn ngữ châu Âu bất kỳ.
Tất cả các thì của tiếng Việt có thể được học trong 2
phút. Tiếng Anh có mười mấy thì căn bản: nào là tương lai dự định, quá khứ hoàn
thành tiếp diễn, tương lai trong quá khứ... Đó là chưa kể đến một mớ bòng bong những
thứ liên quan như dạng bị động, câu điều kiện, lời dẫn gián tiếp... tùm lum tùm
la. Thì của tiếng Việt rất đơn giản, quá khứ đơn thì thêm "đã"
trước động từ, hiện tại tiếp diễn thì thêm "đang" trước động từ,
tương lai đơn thêm "sẽ" trước động từ, tương lai dự định thêm
"sắp" trước động từ, hiện tại hoàn thành thêm "mới"
trước động từ. Chỉ cần nhớ 5 từ đó (và vị trí luôn nhất quán ngay trước động từ)
thì người nước ngoài có thể dùng chính xác thì của tiếng Việt trong hơn 90% các
trường hợp. Thậm chí đơn giản hơn, nếu muốn, bạn không cần phải học thì, cứ
dùng thì hiện tại đơn cho tất cả các trường hợp, ý nghĩa của câu sẽ tự rõ ràng
theo ngữ cảnh. "Tôi ăn cơm tối hôm qua" hay "Chút nữa tôi ăn
cơm" vẫn đúng về mặt ngữ pháp và rõ ràng về ý nghĩa.
3. Tiếng Việt có tính nhất quán rất cao về các quy tắc chữ
viết
Tiếng Anh cũng như nhiều ngôn ngữ khác cực kỳ thiếu nhất
quán về mối tương quan giữa nói và viết. Cùng một chữ cái viết như nhau nhưng
phát âm theo hàng tá cách khác nhau tùy ngữ cảnh, như chữ "a" trong
“catch”, “male”, “farmer”, “bread”, “read” and “meta”. Nghe một từ tiếng Anh mới,
người nước ngoài không thể biết được viết thế nào cho đúng. Chuyện này không
bao giờ xảy ra với tiếng Việt. Tiếng Việt có tính nhất quán rất cao: viết sao đọc
vậy, đọc sao viết vậy. Cách viết của tiếng Việt là recordingword - loại chữ viết
tiên tiến nhất trên thế giới, nguyên nhân vì chữ Quốc ngữ ra đời khá muộn. Chỉ
cần nắm một số quy tắc, người nước ngoài có thể viết chính xác tất cả các từ tiếng
Việt mà họ nghe thậm chí ngay cả khi họ không hiểu nghĩa của từ đó là gì. Tất
nhiên muốn viết đúng tiếng Việt còn cần phải nghe tốt và phân biệt được 6 thanh
điệu, nhưng vấn đề đó lại thuộc lĩnh vực phát âm chứ không phải ngữ pháp.
4. Ngữ
pháp tiếng Việt đơn giản đến mức nó hầu như không tồn tại
Đôi lúc
những người Việt mới học tiếng Anh sẽ sử dụng những cấu trúc kỳ cục như “no
have” hoặc “where you go?” để nói tiếng Anh vì họ đã quen với những cấu trúc
đơn giản trong tiếng Việt mà quên rằng ngữ pháp tiếng Anh có những quy tắc phức
tạp hơn nhiều. Đây là một điều khó khăn cho người Việt khi học tiếng Anh nhưng
lại là một lợi thế cho người nước ngoài muốn học tiếng Việt.
5. Cách
cấu thành từ vựng tiếng Việt có tính logic cực cao
Đây là
điều mà nhiều người nước ngoài rất yêu thích khi học tiếng Việt. Người nước
ngoài chỉ cần học một số từ vựng căn bản đã có thể suy ra rất nhiều từ khác.
Plane là "flying machine", bench là “long chair”, refrigerator là
“cold cupboard”, bra là “breast shirt”, to ski là “to slide snow”, tractor là
“pulling machine”...
Trên
đây là 5 lý do mà người nước ngoài giải thích vì sao họ cho rằng ngữ pháp là phần
dễ nhất của tiếng Việt. Vậy bây giờ bạn còn cho rằng "Phong ba bão táp
không bằng ngữ pháp Việt Nam "
nữa hay không?